Giá vàng trong nước
Khảo sát sáng 12.4, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giao dịch giá vàng ở mức 54,80 - 55,25 triệu đồng/lượng ở 2 chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá hai chiều mua vào - bán ra ở mức 450.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 54,80 - 55,27 triệu đồng/lượng hai chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá hai chiều mua vào - bán ra hiện ở mức 470.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế giới
Theo khảo sát vào sáng 12.4 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay hiện giao dịch ở mức 1.743 USD/ounce. Giá vàng giao chậm trên sàn New York Comex ở mức 1.744 USD/ounce.

Nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, Edward Moya cho rằng, sau thông điệp về lãi suất Fed đưa ra trong tuần vừa qua, thị trường kỳ vọng Fed sẽ chờ đợi đến năm sau để chứng minh quan điểm đối với lạm phát ở thời điểm này. “Sự thay đổi tâm lý này có thể giới hạn sự gia tăng nhanh chóng lợi tức trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm” -Edward Moya nói.
Theo kết quả của các cuộc khảo sát về giá vàng trong tuần này, đa số ý kiến vẫn lạc quan về tình hình giao dịch của vàng, cho rằng vàng sẽ tiếp tục tăng giá, chinh phục các ngưỡng kháng cự tiếp theo.
Chỉ số giá sản xuất tháng 3 của Mỹ đã tăng 1%, gấp đôi mức dự báo, càng làm gia tăng áp lực lạm phát. Điều này có thể thúc đẩy một đợt tăng nữa của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Trong bối cảnh đó, giới phân tích cho rằng, nếu vàng có thể giữ vững quanh mức 1.750 USD thì kim loại màu có khả năng phục hồi lên 1.800 USD/ounce.
Mặc dù vậy, các đồng tiền điện tử vẫn đang tạo áp lực lên vàng. Nếu giao dịch các đồng tiền điện tử bùng nổ, sẽ làm thay đổi cuộc chơi, áp lực lên thị trường kim loại là rất lớn.