Nghiên cứu cơ sở bảo trợ nhận chăm sóc trẻ em mồ côi cha, mẹ do COVID-19

QUANG MINH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu nghiên cứu, thành lập cơ sở bảo trợ xã hội chuyên trách tiếp nhận, chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi cha, mẹ do COVID-19.

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 31.8 có 11.822 trẻ em là F0, số trẻ em F1 là 27.334 trẻ em.

Theo đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, ở phạm vi rộng hơn, trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần do nhiều trẻ em phải học trực tuyến dài ngày, bị suy giảm nguồn nuôi dưỡng, nhiều trẻ em rơi vào tình trạng không có cha, mẹ hoặc người thân thích chăm sóc do cha, mẹ hoặc chính trẻ em phải điều trị, cách ly để phòng, chống lây nhiễm COVID-19.

Trước thực trạng trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định, tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn, phòng, chống lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em.

Ưu tiên điều trị, chăm sóc trẻ em bị nhiễm COVID-19 tại các cơ sở y tế; trẻ em phải cách ly để phòng, chống lây nhiễm tại các cơ sở cách ly tập trung.

Bên cạnh đó, quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, tâm lý xã hội cho trẻ em; Xây dựng, tổ chức các chuyên mục phổ biến kiến thức, kỹ năng, các sân chơi, cuộc thi, trò chơi, bài tập rèn luyện thể chất và tinh thần cho trẻ em và gia đình trên truyền hình, trên môi trường mạng để hướng dẫn việc chăm sóc sức khỏe, tâm lý xã hội, phòng ngừa sang chấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong đại dịch COVID-19. Bố trí tiêm phòng vắcxin cho trẻ em khi có đủ điều kiện.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, triển khai kịp thời, đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người lao động mang thai, nuôi con dưới 6 tuổi, trẻ em là F0, F1, trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Nghiên cứu, thành lập cơ sở bảo trợ xã hội chuyên trách tiếp nhận, chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi cha, mẹ do COVID-19.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục, đặc biệt cấp tiểu học, trung học cơ sở triển khai việc lồng ghép, trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về bảo đảm an toàn, phòng chống xâm hại, chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội trong đại dịch COVID-19 vào các tiết học trực tuyến theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT. Bảo đảm an toàn, hiệu quả việc dạy và học trực tuyến.

Ngoài ra, cần cập nhật, phổ biến đến từng hộ gia đình bằng nhiều phương thức và trên nhiều kênh truyền thông, thông tin các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội; phòng ngừa, xử trí các trường hợp bạo lực, xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, tai nạn, thương tích trẻ em. Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng dân cư và xã hội trong việc chăm lo cho trẻ em trong đại dịch COVID-19.

QUANG MINH
TIN LIÊN QUAN

Hơn 108 nghìn người lớn và trẻ em F1 được hỗ trợ tiền ăn

QUANG MINH |

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 31.8 có 11.822 trẻ em là F0, số trẻ em F1 là 27.334 trẻ em.

Sinh viên tìm hiểu về vấn đề pháp lý đối với trẻ em bị bỏ rơi hiện nay

VY VY |

CLB Công lý vì trẻ em - Trường Đại học Luật Hà Nội đã phối hợp với CLB Hoa Đá - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thực hiện buổi Tọa đàm trực tuyến “Các vấn đề pháp lý về trẻ em bị bỏ rơi hiện nay”.

Giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em ở Hà Nội

QUANG MINH |

Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu: giảm tỉ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên (từ 5 đến 17 tuổi) dưới 1%; hỗ trợ, can thiệp kịp thời đối với 100% trẻ em có nguy cơ, trẻ em lao động và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo.

Hơn 108 nghìn người lớn và trẻ em F1 được hỗ trợ tiền ăn

QUANG MINH |

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 31.8 có 11.822 trẻ em là F0, số trẻ em F1 là 27.334 trẻ em.

Sinh viên tìm hiểu về vấn đề pháp lý đối với trẻ em bị bỏ rơi hiện nay

VY VY |

CLB Công lý vì trẻ em - Trường Đại học Luật Hà Nội đã phối hợp với CLB Hoa Đá - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thực hiện buổi Tọa đàm trực tuyến “Các vấn đề pháp lý về trẻ em bị bỏ rơi hiện nay”.

Giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em ở Hà Nội

QUANG MINH |

Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu: giảm tỉ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên (từ 5 đến 17 tuổi) dưới 1%; hỗ trợ, can thiệp kịp thời đối với 100% trẻ em có nguy cơ, trẻ em lao động và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo.