TPHCM đề ra nhiều nhóm giải pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Huyền Trân |

UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố năm 2024, trong đó đưa ra nhiều nhóm giải pháp để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Theo nhận định của UBND TPHCM, bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng, diễn biến theo chu kỳ hàng năm, xuất hiện nhiều ổ dịch rải rác tại các phường, xã. Tuy nhiên, có thể xuất hiện các ổ dịch lan rộng nếu phát hiện chậm trễ hoặc xử lý các yếu tố nguy cơ không triệt để.

Các bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng mở rộng (như sởi, bạch hầu, ho gà,…) có nguy cơ xảy ra dịch do tình hình gián đoạn cung ứng vaccine trong năm 2022 - 2023. Còn bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) vẫn là mối nguy lớn với người dân thành phố khi đã có ca mắc nội địa và tỉ lệ tử vong khá cao so với thế giới…

Trước tình hình đó, thành phố đặt ra mục tiêu giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm không để xâm nhập vào TPHCM. Bảo đảm công tác phân tuyến điều trị, giảm quá tải bệnh viện tuyến cuối; thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, biến chứng. Tăng cường năng lực, đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị y tế và vật tư y tế cho hệ thống y tế dự phòng các cấp theo tiêu chuẩn để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của hệ thống...

Để thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm hiệu quả, thành phố cũng đề ra nhiều nhóm giải pháp. Trong đó, có nhóm giải pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm xâm nhập tại các cửa khẩu: Tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất 100% hành khách nhập cảnh được giám sát thân nhiệt qua máy đo thân nhiệt từ xa và quan sát để phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mang mầm bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định hiện hành; tại Cảng hàng hải thành phố thực hiện giám sát, phân loại tàu thuyền, thuyền viên, hành khách đến cảng qua khai báo điện tử; tàu thuyền có yếu tố nguy cơ sẽ được kiểm tra y tế tại phao số 0 Vũng Tàu…

Nhóm giải pháp giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, ổ dịch để kịp thời kiểm soát lây lan trong cộng đồng, thành phố yêu cầu thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến dịch bệnh thế giới qua thông tin từ Bộ Y tế và trên các nguồn tin quốc về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh mới nổi và tái nổi. Nâng cao năng lực phòng xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh. Ưu tiên bảo vệ nhóm người nguy cơ bị bệnh nặng khi mắc các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại thành phố. Chuẩn bị sẵn sàng phương án bảo đảm công tác y tế đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Ngoài ra, thành phố cũng yêu cầu triển khai các nhóm giải pháp như tổ chức tiêm chủng theo đúng các hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế và đạt tỉ lệ bao phủ vaccine theo kế hoạch chung của cả nước; Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; Đảm bảo chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh…

Huyền Trân
TIN LIÊN QUAN

Bệnh tay chân miệng ở TPHCM tăng 48 ca so với tuần trước

Huyền Trân |

Từ ngày 1 đến ngày 7.4, tại TPHCM ghi nhận 184 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 48 ca so với tuần trước đó.

Dịch bệnh tay chân miệng ở TPHCM có xu hướng tăng

Huyền Trân |

Trong 1 tuần qua, TPHCM ghi nhận 118 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 1/3 so với trung bình 4 tuần trước.

Dịch bệnh tay chân miệng tại TPHCM tăng, sốt xuất huyết giảm

Huyền Trân |

Trong tuần qua, TPHCM nhận 107 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng và 129 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết.

Không lơ là phòng dịch COVID-19 dù đã chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B

Huyền Trân |

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM sẽ làm đầu mối triển khai các biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong quá trình tổ chức các hoạt động dịp Tết Nguyên đán 2024. Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, giám sát dịch bệnh chặt chẽ, chủ động phát hiện các ổ dịch, khống chế dịch có hiệu quả, không để dịch bệnh bùng phát.

Bệnh tay chân miệng ở TPHCM tăng 48 ca so với tuần trước

Huyền Trân |

Từ ngày 1 đến ngày 7.4, tại TPHCM ghi nhận 184 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 48 ca so với tuần trước đó.

Dịch bệnh tay chân miệng ở TPHCM có xu hướng tăng

Huyền Trân |

Trong 1 tuần qua, TPHCM ghi nhận 118 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 1/3 so với trung bình 4 tuần trước.

Dịch bệnh tay chân miệng tại TPHCM tăng, sốt xuất huyết giảm

Huyền Trân |

Trong tuần qua, TPHCM nhận 107 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng và 129 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết.

Không lơ là phòng dịch COVID-19 dù đã chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B

Huyền Trân |

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM sẽ làm đầu mối triển khai các biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong quá trình tổ chức các hoạt động dịp Tết Nguyên đán 2024. Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, giám sát dịch bệnh chặt chẽ, chủ động phát hiện các ổ dịch, khống chế dịch có hiệu quả, không để dịch bệnh bùng phát.