Chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em

QUANG MINH |

Chiến dịch Lan toả yêu thương 2020 mang ý nghĩa nhân văn không chỉ với trẻ em mà còn với các bậc phụ huynh, giáo viên và cộng đồng.

Ngày 10.11, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp và Mạng lưới Quản trị Quyền trẻ em, Cục Trẻ em cùng các cơ quan liên quan tổ chức hội thảo Tổng kết chiến dịch Lan toả yêu thương 2020 và đối thoại “Tiếng nói trẻ em và các bên liên quan trong thúc đẩy quyền trẻ em và chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em”.

Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD cho biết, chiến dịch Lan toả yêu thương 2020 đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực với hàng nghìn người tiếp cận trực tiếp và hơn 200,000 lượt người tiếp cận trực tuyến.

"Tuy nhiên, trong tiến trình làm việc với trẻ em, chúng tôi vẫn luôn trăn trở khi lắng nghe những câu chuyện của các bạn nhỏ như “Bố mẹ lúc nào cũng bảo yêu con nhưng lại luôn đánh mắng con, sao yêu thương mà lại đau như vậy ạ?""- bà Linh nói.

Đa số cha mẹ nghĩ rằng khi con mắc lỗi cần trừng phạt bằng đánh mắng, bằng roi vọt để con không tái phạm. Nhưng những hành động bạo lực thể chất tinh thần ấy chỉ làm tổn thương trẻ, khiến con trẻ nghĩ rằng chúng ta muốn làm trẻ đau để trừng phạt, để chính bố mẹ cảm thấy dễ chịu.

Bà Linh mong muốn các gia đình hãy nghĩ lại, tình yêu hay giáo dục không bao giờ đồng hành cùng đòn roi và mắng mỏ, hay nước mắt.

Những thông điệp của chiến dịch như không đánh con, không quát mắng con, lắng nghe tích cực, đồng hành tìm giải pháp,… nghe rất hay nhưng thực hiện rất khó. Nhưng cũng như trẻ em phải học để lớn lên và trưởng thành, đôi khi qua những va vấp, là những bậc cha mẹ, thầy cô – những người mang sứ mệnh nuôi dưỡng thế hệ tiếp sau, chúng ta cũng cần học và thay đổi.

Cũng trao đổi về vấn đề này, bà Bùi Lan Phương - Uỷ viên Ban thường vụ, Trưởng Ban công tác thiếu nhi, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội thành phố Hà Nội cho biết, chiến dịch này cũng là cơ hội để các cấp chính quyền có thể lắng nghe nhiều hơn những ý kiến, nguyện vọng của trẻ, tiếp nhận và chuyển những ý kiến này lên các cấp cao hơn để tiếp tục duy trì có hiệu quả và nhân rộng những hoạt động thiết thực cho thiếu nhi thủ đô nói riêng và thiếu nhi cả nước nói chung.

Tiếp nối chương trình là hoạt động đối thoại giữa các bên liên quan trong thúc đẩy quyền trẻ em và chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em.

Tại phiên đối thoại, đại diện các cơ quan chuyên trách về trẻ em, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và đặc biệt là đại diện trẻ em đã cùng lên tiếng, đưa ra các thông điệp, quan điểm, cùng trao đổi nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, thách thức.

Hội thảo đã ghi nhận nhiều giải pháp, đề xuất để tạo ra một môi trường an toàn, nơi trẻ em được sống và lớn lên trong hạnh phúc, nơi không có bạo lực, xâm hại, trừng phạt và được lên tiếng về những vấn đề của chính các em.

QUANG MINH
TIN LIÊN QUAN

Đến năm 2025, 90% trẻ em biết đến kỹ năng an toàn giao thông

Quang Minh |

Mục tiêu đến năm 2025 là 90% trẻ em trong cả nước biết kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn, an toàn giao thông; 50% trẻ em biết bơi; 90% cha mẹ có kỹ năng phòng chống tai nạn.

Những câu đố tìm con vật thú vị nhất dành cho trẻ em

Bảo Anh (T/H) |

Trong mỗi bức tranh dưới đây đều có những con vật trú ẩn. Bạn có thể giải mỗi một câu đố trong 15 giây?

Đẩy lùi nạn xâm hại, quấy rối trẻ em

ANH THƯ |

Không chỉ các cơ quan chuyên trách, mà các bậc phụ huynh, giáo viên, chính bản thân trẻ em và cộng đồng cùng tham gia đẩy lùi nạn xâm hại, quấy rối trẻ em.

Đến năm 2025, 90% trẻ em biết đến kỹ năng an toàn giao thông

Quang Minh |

Mục tiêu đến năm 2025 là 90% trẻ em trong cả nước biết kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn, an toàn giao thông; 50% trẻ em biết bơi; 90% cha mẹ có kỹ năng phòng chống tai nạn.

Những câu đố tìm con vật thú vị nhất dành cho trẻ em

Bảo Anh (T/H) |

Trong mỗi bức tranh dưới đây đều có những con vật trú ẩn. Bạn có thể giải mỗi một câu đố trong 15 giây?

Đẩy lùi nạn xâm hại, quấy rối trẻ em

ANH THƯ |

Không chỉ các cơ quan chuyên trách, mà các bậc phụ huynh, giáo viên, chính bản thân trẻ em và cộng đồng cùng tham gia đẩy lùi nạn xâm hại, quấy rối trẻ em.