Doanh nghiệp trở thành “mỏ vàng” cho mã độc tống tiền hàng triệu USD

Thế Lâm |

Mã độc “bắt cóc dữ liệu tống tiền” hay còn gọi là Ransomware với các cuộc tấn công đã tăng hơn 400% và các họ, biến thể của nó tăng đến 62% trong năm 2017.

Nhưng điều đáng nói là, Ransomware đã định vị được các “mỏ đào tiền” của chúng chính là các doanh nghiệp.

Ransomware với biến thể WannaCry gây sóng gió trên thế giới và từng hoành hành dữ dội ở Việt Nam năm ngoái, giờ đã “đẻ” ra thêm hàng trăm biến thể “đào” tiền ảo.

Cho dù lỗ hổng WannaCry trong Windows đã được vá, nhưng với nhiều biến thể mới của loại mã độc “bắt cóc dữ liệu tống tiền” thì nhiều máy tính vẫn có nguy cơ cao bị xâm nhập. Trong tình thế cần kíp, doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ miễn phí Kaspersky Anti-Ransomware Tool for Business để giúp phát hiện và loại trừ các loại Ransomware tống tiền nguy hiểm.

Đáng chú ý hơn hiện có một xu hướng dịch chuyển từ các ransomware được phát tán hàng loạt vốn nhắm đến máy tính gia đình giờ đã chuyển dịch sang các mục tiêu là doanh nghiệp. Điều này cho thấy tội phạm đang tập trung vào chất lượng các cuộc tấn công hơn là số lượng, từ đó nhằm lấy tiền chuộc lớn hơn từ các doanh nghiệp. Đơn cử, trong những cuộc tấn công năm 2017, tin tặc đã buộc một cty lưu trữ web của Hàn Quốc phải trả khoản tiền chuộc dữ liệu lên đến 1 triệu USD. Một người dùng gia đình nếu bị mã độc mã hóa dữ liệu để tống tiền, có thể cần 400USD để giải mã một máy tính bị nhiễm mã độc Shade; song với một doanh nghiệp nhỏ có 100 máy tính hoạt động thì số tiền bỏ ra để được giải mã dữ liệu sẽ là  40.000USD.

Theo các chuyên gia bảo mật, hơn lúc nào hết, doanh nghiệp cần nâng cao kiến thức về an ninh mạng cũng như phòng ngừa rủi ro từ loại mã độc tống tiền Ransomware. Tuy nhiên, dù có trang bị các giải pháp bảo mật nâng cao và toàn diện đi nữa thì trước hết vẫn phải nâng cao ý thức phòng ngừa trong việc sử dụng máy tính và kết nối mạng.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp cải thiện từ 13-17% năng suất và lợi nhuận

Thế Lâm |

Đây là một nghiên cứu do Microsoft và Cty nghiên cứu thị trường IDC thực hiện, với cuộc khảo sát 615 lãnh đạo doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất thuộc 15 thị trường trong khu vực Châu Á-TBD gồm cả Việt Nam.

Nâng chat nhóm lên 1 tỉ người nhưng Viber “không chắc” mở lại văn phòng tại Việt Nam

Thế Lâm |

Thay vì chat nhóm miễn phí trong Viber lâu nay chỉ cho tối đa 250 thành viên thì mới đây ứng dụng OTT này đã cho mở rộng thành viên lên tối đa 1 tỉ người. Cùng với đó, quản trị viên cũng chia ra làm 2 cấp bình thường và cao cấp.

AI sẽ làm thay đổi cách làm và đọc tin tức

Hồng Thụy (tổng hợp) |

Làn sóng AI (Artificial Intelligence: Trí tuệ nhân tạo) đang dần được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó truyền thông, báo chí cũng không còn đứng ngoài cuộc. Làn sóng này được dự báo cũng sẽ “cập bến” Việt Nam trong tương lai, trước tiên là tại các tổ chức truyền thông, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ.

Người dùng internet hàng ngày đối mặt với cạm bẫy an ninh mạng

Thẩm Hồng Thụy |

Ngày 29.5, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật An ninh mạng ở góc độ “quốc gia đại sự”. Tuy nhiên cần nhận thức rằng, an ninh mạng ngày nay còn liên quan thiết thân đến đời sống dân sinh và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là về an ninh thông tin.

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp cải thiện từ 13-17% năng suất và lợi nhuận

Thế Lâm |

Đây là một nghiên cứu do Microsoft và Cty nghiên cứu thị trường IDC thực hiện, với cuộc khảo sát 615 lãnh đạo doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất thuộc 15 thị trường trong khu vực Châu Á-TBD gồm cả Việt Nam.

Nâng chat nhóm lên 1 tỉ người nhưng Viber “không chắc” mở lại văn phòng tại Việt Nam

Thế Lâm |

Thay vì chat nhóm miễn phí trong Viber lâu nay chỉ cho tối đa 250 thành viên thì mới đây ứng dụng OTT này đã cho mở rộng thành viên lên tối đa 1 tỉ người. Cùng với đó, quản trị viên cũng chia ra làm 2 cấp bình thường và cao cấp.

AI sẽ làm thay đổi cách làm và đọc tin tức

Hồng Thụy (tổng hợp) |

Làn sóng AI (Artificial Intelligence: Trí tuệ nhân tạo) đang dần được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó truyền thông, báo chí cũng không còn đứng ngoài cuộc. Làn sóng này được dự báo cũng sẽ “cập bến” Việt Nam trong tương lai, trước tiên là tại các tổ chức truyền thông, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ.

Người dùng internet hàng ngày đối mặt với cạm bẫy an ninh mạng

Thẩm Hồng Thụy |

Ngày 29.5, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật An ninh mạng ở góc độ “quốc gia đại sự”. Tuy nhiên cần nhận thức rằng, an ninh mạng ngày nay còn liên quan thiết thân đến đời sống dân sinh và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là về an ninh thông tin.