Bảng xếp hạng trong lớp chưa phản ánh thành công cả đời

Anh Nhàn |

Sau khi ý kiến của một em học sinh (HS) trình bày trước lãnh đạo TPHCM về việc bảng xếp hạng khiến HS áp lực, các giáo viên, HS đã có những quan điểm riêng xung quanh vấn đề này. Nhiều ý kiến cho hay, bảng xếp hạng chỉ có giá trị khi giúp HS phấn đấu hơn trong học tập và nhà trường không chạy đua theo thành tích. 

Mới đây, tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP HCM với thiếu nhi nhân dịp xuân Kỷ Hợi 2019, HS Ngô Triệu Vy (THCS Linh Trung, quận Thủ Đức) trình bày ý kiến cần bỏ xếp hạng học sinh trong lớp học.

Theo Triệu Vy, các bảng xếp hạng thành tích trong lớp học khiến phụ huynh so bì thành tích con của mình với người khác, gia tăng việc chạy đua thành tích khiến học sinh lại càng áp lực. Đồng thời, việc này đôi khi còn gây phản tác dụng khi nhiều học sinh chán nản, không muốn học tập nữa.

Chạy đua thành tích là "căn bệnh" không của riêng ai

Cùng ý kiến với em Triệu Vy, em Đỗ Uyển Nhi (học sinh lớp 11 tại TP HCM) bày tỏ quan điểm: “Mỗi lần công bố bảng xếp hạng là em lại bị sánh với các bạn điểm cao hơn. Những lần như vậy em lại thấy tự ti, áp lực và chán ghét việc học". 

Trước vấn đề này, thầy Nguyễn Kim Bảo (giáo viên trường THCS Nguyễn Du, Q1) cho rằng đề xuất của em Triệu Vy là có cơ sở. "Thực tế cũng cho thấy chạy đua thành tích là “căn bệnh” không của riêng ai. Việc học của các em học sinh hiện nay trở thành cuộc đua khốc liệt của cha mẹ" - Thầy Kim Bảo trình bày. 

"Theo cá nhân tôi, không nên bỏ hẳn việc xếp hạng học sinh trong lớp mà cần có những điều chỉnh thích hợp. Cụ thể, chúng ta chỉ nên công bố từ 5 đến 10 em học sinh có hạng cao nhất lớp mỗi tháng", thầy Kim Bảo đề xuất.

Còn theo cô giáo Đặng Thủy (giáo viên THCS tại TP HCM): “Xếp hạng cũng có mặt tích cực của nó. Các em  lớn rồi cần nhìn vào đúng thực tế để phấn đấu".

Cô Thủy cho rằng, các nước trên thế giới họ cũng thi cử và có xếp hạng cả. Thậm chí còn chia thang điểm rất nhỏ để xếp hạng cho chính xác. Áp lực mới tạo được nỗ lực và tiến bộ. HS từ hạng 30 lên hạng 29 cũng là có tiến bộ được mọi người biết và ghi nhận. 

Giáo viên cần phải xếp hạng học sinh trong tư duy của mình

Trao đổi với Lao Động, TS Hoàng Ngọc Vinh - Phó chủ tịch Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cho hay, việc xếp hạng học sinh cũng có hai mặt. Nếu xếp hạng để học sinh tự phấn đấu tốt hơn trong học tập và nhà trường không vì động cơ thành tích thông qua xếp hạng thì điều này sẽ tạo ra không khí hợp tác, tạo động cơ trong học tập mà không phải ganh đua.

Song song với đó, việc xếp hạng học tập cũng có những tiêu cực nhất định. "Có HS do đặc điểm tâm lý, tính khí khác hoặc có phong cách học tập khác, khả năng học tập hạn chế hơn thì khi bị xếp hạng thấp các bạn sẽ trở nên tự ti, có thể xa lánh bạn bè và kết quả học tập có thể sa sút. Nói tóm lại, việc xếp hạng có thể không nhất thiết với học sinh để trẻ khỏi ám ảnh trong suốt cuộc đời về sau này nếu có lỡ xếp hạng thấp" - ông Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh. 

Điều quan trọng nhất theo ông Hoàng Ngọc Vinh là cho dù không có bảng xếp hạng cho HS thì giáo viên vẫn phải "xếp hạng" các em trong tư duy của mình.

Điều này giúp giáo viên biết được học trò của mình có ưu điểm, hạn chế gì, tiến bộ ra sao để có cách tiếp cận với từng HS, việc làm này sẽ có lợi về lâu về dài. Còn việc xếp hạng theo điểm số thi kiểm tra chưa phản ánh độ tin cậy "xếp hạng thành công" của một con người trong cả cuộc đời.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM xét thí sinh tốt nghiệp từ năm 2017

Anh Nhàn |

Năm 2019, Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM sẽ xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ 2017 đến 2019 với phương thức xét tuyển học bạ.

Nhiều trường phía Nam tiếp tục công bố phương án tuyển sinh 2019

Anh Nhàn |

Các trường đại học (ĐH) phía Nam tiếp tục công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Một số trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. 

Nhiều học sinh được nghỉ học khi diễn ra lễ hội rằm tháng giêng

ĐÌNH TRỌNG |

Nhiều trường học ở khu vực trung tâm TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn khi lễ hội rằm tháng giêng diễn ra.

Bài thi kiểm tra năng lực vào ĐH Luật TPHCM năm 2019 gồm 4 nhóm kiến thức

Anh Nhàn |

Bài thi đánh giá năng lực vào đại học (ĐH) Luật TPHCM, gồm 100 câu kiến thức tổng hợp kiểm tra tư duy logic, hiểu biết.  Thí sinh  không cần tham gia các lớp luyện thi hay học thêm bất cứ môn nào.

ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM xét thí sinh tốt nghiệp từ năm 2017

Anh Nhàn |

Năm 2019, Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM sẽ xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ 2017 đến 2019 với phương thức xét tuyển học bạ.

Nhiều trường phía Nam tiếp tục công bố phương án tuyển sinh 2019

Anh Nhàn |

Các trường đại học (ĐH) phía Nam tiếp tục công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Một số trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. 

Nhiều học sinh được nghỉ học khi diễn ra lễ hội rằm tháng giêng

ĐÌNH TRỌNG |

Nhiều trường học ở khu vực trung tâm TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn khi lễ hội rằm tháng giêng diễn ra.

Bài thi kiểm tra năng lực vào ĐH Luật TPHCM năm 2019 gồm 4 nhóm kiến thức

Anh Nhàn |

Bài thi đánh giá năng lực vào đại học (ĐH) Luật TPHCM, gồm 100 câu kiến thức tổng hợp kiểm tra tư duy logic, hiểu biết.  Thí sinh  không cần tham gia các lớp luyện thi hay học thêm bất cứ môn nào.