Môn lịch sử còn nặng về kiến thức lý thuyết

QUẢNG AN |

HUẾ - Giáo viên dạy môn Lịch sử vẫn còn rập khuôn sách giáo khoa, nặng về kiến thức lý thuyết - đó là ý kiến của PGS.TS Nguyễn Thành Nhân tại Hội thảo khoa học: Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử trong giai đoạn hiện nay do Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức.

Thi gì học nấy

Phát biểu tại hội thảo, TS Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, Lịch sử là một môn học cực kỳ quan trọng, học lịch sử sẽ giúp chúng ta hiểu về quá khứ, từ đó tạo nên sự tự hào hơn về dân tộc, đất nước. Bên cạnh đó sẽ hình thành lòng yêu nước, bản lĩnh văn hoá và xây dựng mọi người trở thành công dân tích cực, bồi đắp tình yêu quê hương bằng cách học tập, bảo tồn những giá trị văn hoá mà tiền nhân để lại.

“Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, kiến thức về môn Lịch sử rất cần được coi trọng để giữ gìn bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông đang có nhiều vấn đề đặt ra thực sự đáng lo ngại: Học sinh không hứng thú và yêu thích môn Lịch sử dẫn đến kiến thức về lịch sử của học sinh thấp, chất lượng dạy học bộ môn lịch sử chưa được như kỳ vọng. Đó là một thực trạng đang diễn ra phổ biến hiện nay đối với môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông” - TS Phan Tiến Dũng nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Thành Nhân - Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cho rằng, thực tiễn dạy học lịch sử ở các trường trung học phổ thông hiện nay cho thấy, rất nhiều học sinh quan niệm rằng môn Lịch sử chỉ mang tính chất học thuộc lòng, ít vận dụng được vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, một số giáo viên vẫn còn thực hiện phương pháp truyền thụ kiến thức là chủ yếu, rập khuôn sách giáo khoa, nặng về kiến thức lí thuyết chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, thi cử. Chính vì vậy, phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh là rất cần thiết, nhằm giúp các em kết nối quá khứ với hiện tại và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học lịch sử hiện nay.

Cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Còn theo TS Nguyễn Đức Cương - Giảng viên Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, trong các yếu tố của quá trình dạy học thì hoạt động của giáo viên có vai trò quyết định nhất. Cần phải có quan niệm đúng đắn về hoạt động này trong quá trình dạy học. Mọi yếu tố khác như sách giáo khoa, phương tiện dạy học, nội dung dạy học… đều phải thông qua hoạt động của thầy cô để phát huy tác dụng.

Khâu đột phá trước tiên phải tập trung vào hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học. Dạy là dạy để mà học, dạy cách học cho học sinh và học là học dưới sự điều khiển, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Bản thân lịch sử rất hấp dẫn, nhưng dạy học lịch sử lại không hấp dẫn. Hiện tượng bài lịch sử khô khan, nặng nề, tẻ nhạt, không thu hút được sự chú ý, say mê của học sinh xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân dạy, hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học.

“Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông thì phải đổi mới đồng bộ các yếu tố của quá trình dạy học. Nhưng cốt lõi nhất có vai trò quyết định vẫn là giáo viên. Bởi mọi yếu tố trên đều phải thông qua hoạt động của giáo viên để phát huy tác dụng. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên được xem là cái gốc của sự đổi mới” - TS Nguyễn Đức Cương nói.

20 tham luận của các tác giả tập trung vào các nội dung chủ yếu: Những vấn đề chung; Phương pháp dạy học bộ môn lịch sử; Vận dụng phương pháp dạy học lịch sử ở địa phương.

Các đại biểu tham dự hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề như: Đổi mới việc đào tạo giáo viên lịch sử đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới; Thực trạng việc dạy học Lịch sử ở Trường THPT hiện nay; Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học; Vị thế và những vấn đề đặt ra đối với môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới; Xây dựng khung đánh giá thành phần năng lực nhận thức và tư duy lịch sử của học sinh theo Chương trình môn Lịch sử năm 2022; Phát triển năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học lịch sử ở Trường THPT hiện nay.

QUẢNG AN
TIN LIÊN QUAN

Hóa thân thành các nữ anh hùng liệt sĩ trong Hội thi "Theo dòng lịch sử"

Huỳnh Phương |

Tối 17.10, Hội LHPN phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TPHCM, tổ chức Hội thi “Theo dòng lịch sử” và họp mặt kỉ niệm 93 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, 13 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20.10). Đồng thời, tổng kết phong trào phụ nữ và hoạt động Hội năm 2023.

Họ Lê Việt Nam có vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc

Xuân Hùng |

Từ 16-18.9, Đại hội đại biểu họ Lê Việt Nam khóa IV đã được tổ chức tại khu du lịch Hải Tiến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

“Anh hùng” – bộ phim khắc họa nhân vật lịch sử Việt Nam trên màn ảnh rộng

Thanh Hương |

Đạo diễn Lương Đình Dũng dàn nhiều tâm huyết cho dự án phim điện ảnh về vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi mang tên “Anh hùng”. 

Hóa thân thành các nữ anh hùng liệt sĩ trong Hội thi "Theo dòng lịch sử"

Huỳnh Phương |

Tối 17.10, Hội LHPN phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TPHCM, tổ chức Hội thi “Theo dòng lịch sử” và họp mặt kỉ niệm 93 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, 13 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20.10). Đồng thời, tổng kết phong trào phụ nữ và hoạt động Hội năm 2023.

Họ Lê Việt Nam có vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc

Xuân Hùng |

Từ 16-18.9, Đại hội đại biểu họ Lê Việt Nam khóa IV đã được tổ chức tại khu du lịch Hải Tiến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

“Anh hùng” – bộ phim khắc họa nhân vật lịch sử Việt Nam trên màn ảnh rộng

Thanh Hương |

Đạo diễn Lương Đình Dũng dàn nhiều tâm huyết cho dự án phim điện ảnh về vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi mang tên “Anh hùng”.