Nhà tuyển dụng khó xử với sinh viên “quá lứa, lỡ thì”

QUỲNH NHƯ |

Nhiều sinh viên ra trường, đi làm trái ngành, đến khi muốn quay lại thì đành phải chấp nhập sự khởi đầu thấp. Nhà tuyển dụng cũng rất hạn chế tiếp nhận những nhân sự “quá lứa lỡ thì” như vậy, do khó đào tạo và xác định mức lương.

Tại hội thảo: “Gắn kết nhà trường và đơn vị sử dụng lao động trong quá trình đào tạo, tuyển dụng nhân sự”, diễn ra tại Trường đại học luật TPHCM  mới đây, LS. Nguyễn Văn Doanh, người đã có hơn 10 năm phỏng vấn, thử việc các cử nhân luật cho biết: “Một trong các sai lầm thường thấy của các cử nhân luật là chọn sai con đường phát triển nghề nghiệp. Nhiều em rất hứng thú với nghề luật sư, nhưng khi ra trường lại dành hết thời gian sung sức nhất của cuộc đời, là những năm tuổi hai mươi, để làm những công việc không liên quan đến nghề luật. Để đến khi muốn chuyển sang nghề luật, trừ trường hợp xuất sắc về chuyên môn, thì các bạn phải lựa chọn phương án làm lại từ đầu. Tức là chấp nhận làm việc trong môi trường nghề luật sư với khởi đầu rất thấp. Trong khi đó, các tổ chức hành nghề luật cũng rất hạn chế tiếp nhận, tuyển dụng những nhân sự “quá lứa lỡ thì” như vậy, do khó đào tạo và xác định mức lương”.

Còn theo ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương, một trong những nguyên nhân khiến không ít những sinh viên ra trường phải làm trái ngành, trái nghề là chưa có định hướng nghề nghiệp đúng trước khi vào trường. Vì thế, định hướng nghề nghiệp là khâu quan trọng nhất. Nếu định hướng tốt thì sinh viên sẽ được đào tạo theo đúng khả năng và năng lực cũng như năng khiếu của mình, để sau khi được đào tạo sẽ rất dễ dàng trong việc tìm kiếm việc làm.

Sinh viên tham gia chuỗi tọa đàm “Câu chuyện nghề nghiệp’’ do Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức. Ảnh: ULAW
Sinh viên tham gia chuỗi tọa đàm “Câu chuyện nghề nghiệp’’ do Trường Đại học Luật TPHCM tổ chức. Ảnh minh hoạ. Ảnh: ULAW

ThS. Vũ Thị Nga và ThS. Cù Thị Phương Thúy đề nghị các cơ sở đào tạo cần phối hợp với người sử dung lao động trong hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên, thông qua các hoạt động ngày hội việc làm, tư vấn chọn nghề, lĩnh vực hoạt động trong nghề luật. Sự mất phương hướng của người học là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến chất lượng đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, dẫn đến tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành, trái nghề không phải là chuyện hiếm.

Cơ sở đào tạo cần chú trọng công tác định hướng nghề nghiệp. Song song đó, hoạt động hướng nghiệp phải tiếp tục được cơ sở đào tạo duy trì thông qua chính các chương trình giảng dạy có sự phân hóa chuyên ngành, đào tạo kỹ năng, các chương trình kiến tập, thực tập cho sinh viên. Có như vậy, xuyên suốt quá trình học tập, sinh viên xác định rõ nghề nghiệp tương lai; trường hợp cần thiết có sự thay đổi, sinh viên cũng chủ động nắm bắt và chọn lựa chuyên ngành đúng khả năng, năng lực cũng như năng khiếu của mình. 

QUỲNH NHƯ
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội nhận giải thưởng từ cuộc thi Robotics dành cho học sinh THPT

Minh Khang |

Chiều 8.1, Trường ĐH FPT công bố thông tin Cuộc thi “Vietnam STEAM Challenge 2020 (VSC) - Cuộc thi Robotics dành cho học sinh THPT trên toàn quốc với tổng giá trị giải thưởng lến đến 2 tỷ đồng

Sinh viên ĐH Sư Phạm Huế nhận giải "Sao tháng giêng" cấp trung ương

PHÚC ĐẠT |

Ngày 7.1, Hội sinh viên Trường ĐH Sư Phạm - ĐH Huế cho biết, đơn vị vừa tổ chức chương trình “Sao Tháng Giêng”, trao giải thưởng “Sao Tháng Giêng” và danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cho các tập thể và sinh viên có thành tích xuất sắc.

Trường Đại học Luật không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020

Minh Khang |

Theo phương thức tuyển sinh của trường ĐH Luật TPHCM vừa công bố thì kỳ tuyển sinh năm 2020 trường không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực như những năm trước mà chỉ xét tuyển thẳng và tuyển dựa vào kết quả kỳ thi  Quốc gia THPT.

Vì sao bạn trẻ khởi nghiệp dễ bị đánh cắp ý tưởng, mất cơ hội thị trường?

QUỲNH NHƯ |

Ý tưởng, thị trường của các bạn trẻ khởi nghiệp rất dễ bị đánh cắp, đến khi sản phẩm thành công, bắt đầu phát triển thì doanh nghiệp dễ bị mất quyền sở hữu đối với sản phẩm hoặc tài sản mà không hay biết!

Cơ hội nhận giải thưởng từ cuộc thi Robotics dành cho học sinh THPT

Minh Khang |

Chiều 8.1, Trường ĐH FPT công bố thông tin Cuộc thi “Vietnam STEAM Challenge 2020 (VSC) - Cuộc thi Robotics dành cho học sinh THPT trên toàn quốc với tổng giá trị giải thưởng lến đến 2 tỷ đồng

Sinh viên ĐH Sư Phạm Huế nhận giải "Sao tháng giêng" cấp trung ương

PHÚC ĐẠT |

Ngày 7.1, Hội sinh viên Trường ĐH Sư Phạm - ĐH Huế cho biết, đơn vị vừa tổ chức chương trình “Sao Tháng Giêng”, trao giải thưởng “Sao Tháng Giêng” và danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cho các tập thể và sinh viên có thành tích xuất sắc.

Trường Đại học Luật không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020

Minh Khang |

Theo phương thức tuyển sinh của trường ĐH Luật TPHCM vừa công bố thì kỳ tuyển sinh năm 2020 trường không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực như những năm trước mà chỉ xét tuyển thẳng và tuyển dựa vào kết quả kỳ thi  Quốc gia THPT.

Vì sao bạn trẻ khởi nghiệp dễ bị đánh cắp ý tưởng, mất cơ hội thị trường?

QUỲNH NHƯ |

Ý tưởng, thị trường của các bạn trẻ khởi nghiệp rất dễ bị đánh cắp, đến khi sản phẩm thành công, bắt đầu phát triển thì doanh nghiệp dễ bị mất quyền sở hữu đối với sản phẩm hoặc tài sản mà không hay biết!