Sinh viên cảnh giác những chiêu trò lừa đảo, bán hàng đa cấp

TRỊNH VIÊN |

Học phí và mức sinh hoạt ngày càng tăng, nhiều sinh viên lựa chọn đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, hỗ trợ gia đình. Tuy nhiên, nếu không có sự cảnh giác, đề phòng sinh viên rất dễ bị lôi kéo vào đường dây lừa đảo, bán hàng đa cấp nhất là đối với các bạn sinh viên sống xa nhà.

Không có bữa ăn nào là miễn phí

H.K - sinh viên năm 4 Trường Đại học Nha Trang - chia sẻ, lúc mới vào đại học, do lịch học chưa nhiều nên K đã tìm một công việc làm thêm để vừa có thu nhập phụ giúp gia đình, vừa tiếp xúc với những công việc khác nhau, học hỏi nhiều hơn.

Đọc lời tuyển dụng trong các hội nhóm trên Facebook, H.K tìm thấy một công việc lương cao và phù hợp với thời gian của mình. Khi đó, phía công ty đó đã yêu cầu H.K nộp vào 400 nghìn đồng với lý do là đóng tiền giữ chỗ, đồng phục, thẻ nhân viên và hứa số tiền đó sẽ được trả lại ngay sau khi H.K đi làm chính thức.

Tiếp đó, H.K được đưa sang một phòng khác với lời mời gọi kinh doanh nhập hàng về bán và cam kết sẽ thu hồi sản phẩm nếu không bán được. Nhẹ dạ cả tin, H.K đã rút hết số tiền còn lại trong ví ra hơn 600 nghìn đồng để nhập những sản phẩm như trà, tinh bột nghệ, mỹ phẩm… về bán.

Tuy nhiên, chỉ sau 4 ngày, mọi thông tin liên lạc của bên phía tuyển dụng biến mất.

“Họ khóa tất cả số điện thoại từng liên lạc với mình trước đây, trên Facebook cũng bị chặn, mọi thông tin đều bốc hơi” - H.K cho biết.

Quá lo lắng, H.K đã đến công ty thì được một người xưng là chủ nhà cho hay, căn nhà đó họ chỉ thuê theo ngày và đã trả lại 2 ngày sau đó. Lúc bấy giờ, H.K mới vỡ lẽ ra mình bị lừa.

“Bài học này khó có thể nào quên, là bài học vỡ lòng cho những cạm bẫy, những chiêu trò lừa đảo. Số tiền không lớn nhưng là số tiền duy nhất mình có trong người. Mình đã rất bàng hoàng, buồn bã và dành một thời gian dài để vượt qua cú sốc” - H.K tiếc nuối. 

Trá hình dưới hình thức là các khóa học

Các chiêu trò lừa đảo, bán hàng đa cấp không chỉ còn là những thông tin tuyển dụng ở mức thu nhập cao, những dự án khởi nghiệp trăm tỉ mà còn thể hiện dưới hình thức là các khóa học.

Nguyễn Tiến Đạt - sinh viên năm nhất của Trường Đại học Văn hóa TPHCM - kể, Đạt từng được hai đối tượng nhắn tin với lời mời kêu gọi tham gia khoá học của một trung tâm. Hai đối tượng này tiếp cận với danh nghĩa mang lại cho nam sinh những khoá học giúp trau dồi kĩ năng và trải nghiệm. Họ đưa ra những gói học với những mức giá khá cao, yêu cầu sinh viên tham gia phải đóng tiền cọc trước khoá học qua hình thức chuyển khoản và sẽ chiết khấu hoa hồng nếu giới thiệu được bạn cùng tham gia.

Để tạo được niềm tin, các đối tượng này còn gửi những thông tin như là khoá học đó gồm những ai, những nhân vật nổi tiếng nào, thậm chí là hình ảnh các bạn sinh viên thuộc trường top đầu theo học.

Nguyễn Tiến Đạt cân nhắc trước những lời mời về các khóa học. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nguyễn Tiến Đạt cân nhắc trước những lời mời về các khóa học. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Trước đó, em đã được nghe qua một số tình trạng này nên có chút cảnh giác. Em xem thông tin liên hệ của họ và tham khảo ý kiến của anh chị khoá trên. Nhận thấy không có bất kì thông tin nào rõ ràng, minh bạch nên em quyết định từ chối” - Đạt tâm sự. 

Dấu hiệu nhận biết đa cấp lừa đảo:

  •  Yêu cầu phải đặt cọc, mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
  •  Nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
  •  Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để lôi kéo người khác tham gia.
  •  Lừa đảo kinh doanh đa cấp qua mạng xã hội: Tiền ảo, ví điện tử, mạng xã hội du lịch, quỹ đầu tư, sàn giao dịch BO… Gần đây xuất hiện ứng dụng điện tử có tên Limbic Arc hay Infoboost chữa trị COVID-19, dụ dỗ người tham gia, mời gọi thêm thành viên sẽ được hưởng hoa hồng lợi ích theo mô hình đa cấp.
  • Dẫn dắt sinh viên cầm cố xe máy, laptop, điện thoại… vay tiền lãi suất cao hoặc tinh vi hơn còn hướng dẫn sinh viên làm hồ sơ đi du học nước ngoài xin tiền gia đình đầu tư kinh doanh đa cấp, kéo theo người thân, gia đình cũng trở thành nạn nhân.

Biện pháp phòng ngừa:

  • Tìm hiểu, nắm kỹ thông tin trước khi tham gia hoạt động kinh doanh đa cấp, phân biệt được đa cấp hợp pháp - đa cấp biến tướng, trá hình để lừa đảo.
  • Nghiên cứu quy định pháp luật về bán hàng đa cấp: Nghị định 40 của Chính phủ quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, Bộ luật Hình sự…
  • Nâng cao cảnh giác trước các tin nhắn, cuộc gọi điện thoại, trang mạng xã hội… kêu gọi đầu tư, mời chào kinh doanh đa cấp.
  • Kịp thời cung cấp thông tin các cơ sở kinh doanh đa cấp biến tướng, trá hình, có dấu hiệu lừa đảo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
TRỊNH VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Những ngành nghề 100% học sinh, sinh viên ra trường có việc làm ngay

QUANG MINH |

Nhiều ngành nghề khi học sinh, sinh viên ra trường được doanh nghiệp tuyển dụng 100% tại Hà Nội.

Truy tố công ty bất động sản lừa đảo Taeyeon (SNSD)

An Nhiên |

Giám đốc điều hành của một công ty bất động sản (gọi tắt là A) cũng như khoảng 20 nhân viên đã bị truy tố về tội lừa đảo Taeyeon và hơn 3.000 người mua đất ở Songpa, Gangdong, Wonju và Pyeongtaek.

TPHCM: Cảnh báo tin nhắn lừa đảo phụ huynh đóng tiền học phí

Tuệ Nhi |

Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (Quận 10, TPHCM) phát đi cảnh báo về việc tin nhắn lừa đảo phụ huynh học sinh đóng tiền học phí đầu năm.

Những ngành nghề 100% học sinh, sinh viên ra trường có việc làm ngay

QUANG MINH |

Nhiều ngành nghề khi học sinh, sinh viên ra trường được doanh nghiệp tuyển dụng 100% tại Hà Nội.

Truy tố công ty bất động sản lừa đảo Taeyeon (SNSD)

An Nhiên |

Giám đốc điều hành của một công ty bất động sản (gọi tắt là A) cũng như khoảng 20 nhân viên đã bị truy tố về tội lừa đảo Taeyeon và hơn 3.000 người mua đất ở Songpa, Gangdong, Wonju và Pyeongtaek.

TPHCM: Cảnh báo tin nhắn lừa đảo phụ huynh đóng tiền học phí

Tuệ Nhi |

Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (Quận 10, TPHCM) phát đi cảnh báo về việc tin nhắn lừa đảo phụ huynh học sinh đóng tiền học phí đầu năm.