Điểm mặt những thói quen sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Đan Minh |

Thận là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Thận có chức năng lọc máu trong cơ thể theo chu kỳ 30 phút một lần. Thế nhưng, nhiều người hiện đang có những thói quen sinh hoạt có hại cho thận.

Khả năng lọc của thận giảm khi độ tuổi của bạn tăng lên. Đến tuổi 30, chức năng thận giảm 10% sau mỗi thập kỷ. Tuy nhiên, chức năng của thận tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và ý thức chăm sóc của từng người. Đó là lý do bạn nên giảm áp lực cho thận và thay đổi các thói quen sinh hoạt sau trước khi quá muộn.

Những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thận. Ảnh: Heath
Những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thận. Ảnh: Heath
1. Uống ít nước

Lười uống nước hay uống quá ít nước hàng ngày là một trong những điều tồi tệ nhất mà bạn đã vô tình gây ra cho quả thận. Cơ chế hoạt động của thân là cần nhiều nước để làm sạch và loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể. Uống nhiều nước cũng là một trong những cách để tránh sỏi thận. Người bình thường nên uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

2. Nhịn tiểu

Công việc bận rộn đôi khi khiến bạn “trì hoãn” việc đi tiểu. Tuy nhiên, việc này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, , gây áp lực lên thận và dễ dẫn đến sỏi thận, khiến cơ quan thận mất khả năng kiểm soát thải lọc. Thường xuyên nhịn tiểu sẽ làm tăng áp suất nước tiểu trong bàng quang, thận và gia tăng gánh nặng cho cơ quan này. Do đó, nếu bạn có thói quen này, cần loại bỏ ngay tránh gây hại cho thận

3. Ăn quá mặn

Nhiều người khi nấu ăn cho thêm mắm, muối và gia vị vào món ăn, dùng muối và nước mắm làm đồ chấm. Thói quen này khiến cho lượng muối tiêu thụ hàng ngày trong gia đình quá thừa so với chuẩn. Thực tế, lượng muối với thành phần quá nhiều natri vào cơ thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, cao huyết áp, biến chứng thận và loãng xương...

Muối làm giảm khả năng giữ nước, gây suy yếu các mạch máu trong thận. Ảnh: chuatribenhthan.com
Muối làm giảm khả năng giữ nước, gây suy yếu các mạch máu trong thận. Ảnh: chuatribenhthan.com
Muối ảnh hưởng tới thận theo nhiều cách, như giảm khả năng giữ nước, gây suy yếu các mạch máu trong thận. Ăn muối quá nhiều trong thời gian dài có thể làm suy thận. Các chuyên gia khuyến cáo, thay vì cho gia vị mặn vào thức ăn, nên bổ sung các loại thảo mộc để dần tạo thành thói quen có lợi cho sức khỏe.

4. Mất ngủ

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày rất quan trọng với sức khỏe tổng thể và thận nói riêng. Chức năng thận vốn được điều hòa bởi chu kỳ giấc ngủ, giúp điều phối lượng công việc của thận trong vòng 24 giờ. Các nhà nghiên cứu cho biết mất ngủ liên tục làm tăng huyết áp và xáo trộn hoạt động trao đổi chất, tăng nguy cơ bị suy thận và rút ngắn tuổi thọ.

Mất ngủ không chỉ gây hại cho thận mà còn ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Ảnh: vinmec.com
Mất ngủ không chỉ gây hại cho thận mà còn ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Ảnh: vinmec.com

Ngoài ra, ngủ không đủ giấc cũng có thể gây xơ vữa động mạch, xơ cứng và tắc nghẽn động mạch, dẫn đến huyết áp cao, làm quá tải thận và gây suy thận theo thời gian.

5. Ăn nhiều đường

Đường chứa đầy fructose, ăn quá nhiều sẽ hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người tiêu thụ nhiều đường , đặc biệt là sử dụng đồ uống có đường như soda nhiều khả năng bị xuất hiện protein trong nước tiểu. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy thận đã bị tổn thương

Đường có trong ngũ cốc, bánh mì, sữa... Khi mua, nên xem thành phần trên bao bì để lựa chọn phù hợp. Các món mặn, chiên, kho, canh, xào cũng nên hạn chế đường.

Ngoài việc loại bỏ các thói quen xấu kể trên. Bạn cũng nên bổ sung một số thực phẩm có lợi cho thận như nước hoa quả, trà thảo mộc, gừng, nghệ, lô hội... Chúng đều có đặc tính chống vi khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong thận.

Đan Minh
TIN LIÊN QUAN

Đau lưng hông kéo dài dễ là dấu hiệu của ung thư thận

Hà Lê |

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của ung thư thận không rõ ràng với những biểu hiện như đau lưng, đau bên hông, tụt cân hoặc chán ăn, sốt và đổ mồ hôi đêm… và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, viêm dạ dày…

Người bị bệnh sỏi thận nên ăn gì?

VÔ ƯU (T/H) |

Bên cạnh các biện pháp chữa bệnh sỏi thận tại nhà, việc ăn uống cho người bị sỏi thận cũng rất được quan tâm. Dưới đây là những lưu ý về ăn uống cho người bệnh sỏi thận.

Cứu sống người bệnh vỡ phình động mạch thận trái

Hà Lê |

Đơn vị Phẫu thuật tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho người bệnh bị vỡ phình động mạch thận trái, một ca bệnh vô cùng hiếm gặp.

Đau lưng hông kéo dài dễ là dấu hiệu của ung thư thận

Hà Lê |

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của ung thư thận không rõ ràng với những biểu hiện như đau lưng, đau bên hông, tụt cân hoặc chán ăn, sốt và đổ mồ hôi đêm… và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, viêm dạ dày…

Người bị bệnh sỏi thận nên ăn gì?

VÔ ƯU (T/H) |

Bên cạnh các biện pháp chữa bệnh sỏi thận tại nhà, việc ăn uống cho người bị sỏi thận cũng rất được quan tâm. Dưới đây là những lưu ý về ăn uống cho người bệnh sỏi thận.

Cứu sống người bệnh vỡ phình động mạch thận trái

Hà Lê |

Đơn vị Phẫu thuật tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho người bệnh bị vỡ phình động mạch thận trái, một ca bệnh vô cùng hiếm gặp.