10 việc làm dưới đây sẽ bao gồm những mẹo nhỏ mà có thể nhiều người đều biết, đã và đang áp dụng. Nhưng bên cạnh đó, cũng sẽ có một vài phương pháp yêu cầu bạn phải thay đổi không chỉ trong hành vi, mà còn về tư duy, suy nghĩ, về cách sử dụng điện thoại.
Xoá một số ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại
Việc dùng nhiều ứng dụng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube tốn nhiều thời gian và khiến cho người dùng vô thức rơi vào tình trạng "lướt" triền miên.
Việc thử loại bỏ ứng dụng mạng xã hội thay vào đó tập trung thu thập thông tin thời sự chính thống trên các trang báo sẽ giúp bạn giảm thời gian sử dụng điện thoại.
Tắt các thông báo của một số ứng dụng trên điện thoại
Chỉ bật thông báo của một số ứng dụng cần thiết như việc nghe, gọi, email sẽ giúp bạn bớt cầm điện thoại lên kiểm tra "vu vơ". Thay vào đó, bạn sẽ chỉ dùng đến khi cần thiết phải liên lạc.
Không đặt ứng dụng mạng xã hội ngoài màn hình chính
Một cách giúp giảm thiểu thói quen xấu khi dùng điện thoại là "lướt" mạng, đó là khiến việc đó không còn dễ dàng, hay nói cách khác là “gia tăng lực cản” trong việc truy cập ứng dụng này.
Theo dõi thời lượng sử đụng điện thoại
Trên iPhone có chức năng giúp bạn theo dõi thời lượng sử dụng điện thoại, số lần nhấc máy, hay là thời gian sử dụng từng ứng dụng. Việc theo dõi thời lượng sử dụng điện thoại sẽ góp phần giúp bản thân người dùng ý thức được hơn thời lượng sử dụng điện thoại mỗi ngày, từ đó thay đổi và tiết chế thời gian sử dụng cho phù hợp.
Không sử dụng điện thoại trong bữa ăn, không mang điện thoại vào nhà vệ sinh
Có một thuật ngữ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây, đó là “Nomophobia”, viết tắt của “No mobile phone phobia”, dịch sang tiếng Việt là “Hội chứng lo sợ khi không có điện thoại”. Những người mắc hội chứng này thường bị ám ảnh và lo sợ khi không có điện thoại di động bên cạnh.
Hãy hạn chế việc kè kè bên cạnh chiếc điện thoại ở những nơi không thực sự cần thiết và cho bản thân thời gian tập trung vào những việc khác.