Ai chịu thuê bà bầu vào làm đây?

LÊ AN NHIÊN |

Mặc dù pháp luật có nhiều quy định bảo vệ lao động nữ, tuy nhiên thực tế đối tượng này vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi.

“Giờ em ra ngoài xin việc, không có ai chịu thuê em hết vì em đang có bầu. Ngay cả công ty, em đã gắn bó ở đây bao lâu rồi, giờ họ đang có nhu cầu tuyển người mà vẫn không ký tiếp hợp đồng với em thì chỗ khác sao tuyển em” – Chị Mai Trinh, công nhân (CN) may Cty B.K (KCN Đồng An, Bình Dương) thở dài.

Mất việc khi đang mang bầu 4 tháng!

Chị Trinh vào làm việc tại Cty B.K từ ngày 5.8.2017 với hợp đồng lao động (HĐLĐ) 1 năm. Ngày 4.8.2018 chị hết HĐLĐ, chị có nguyện vọng muốn được làm tiếp công việc và đề nghị công ty tái ký HĐLĐ, tuy nhiên phía công ty không đồng ý. Chị Trinh thất vọng chia sẻ: “Có lẽ lý do tôi không được tiếp tục tái ký HĐLĐ là vì tôi đang mang thai tháng thứ 4 chứ tôi thấy công ty vẫn đang tuyển CN với số lượng lớn, trong khi tôi là CN có tay nghề. 1 năm làm việc ở công ty, tôi không bị ai la rầy hay nhận xét gì về thái độ làm việc cả. Tôi luôn hoàn thành tốt công việc được giao”.

Chị Phương chia sẻ, khi biết mình có bầu, chị đã báo cáo sự việc lên phòng nhân sự và được công ty cấp cho một Thẻ về sớm, dùng khi thai đến tháng thứ 7, thời gian áp dụng từ ngày 7.10.2018 – 15.1.2019. Tuy nhiên, chưa được dùng thì thì chị đã phải nghỉ việc ở công ty. “Còn gần chục ngày nữa hết HĐLĐ thì phòng nhân sự gửi cho tôi thông báo sẽ chấm dứt HĐLĐ, công ty trả lương ngày phép năm, trả các khoản trợ cấp khác. Tôi rất sốc vì luôn nghĩ mình sẽ được ký tiếp HĐLĐ bởi tôi có tay nghề. Tôi đã liên hệ với công đoàn khu công nghiệp, công đoàn công ty nhưng mọi người chỉ có thể chia sẻ với tôi chứ không làm được gì khác vì xét về mặt pháp luật, công ty không sai gì cả” – Chị Trinh bật khóc.

Về trường hợp của chị Trinh, cán bộ công đoàn phụ trách khu công nghiệp Đồng An, chia sẻ thêm: “Chị Trinh đã có đề nghị được hỗ trợ, phía công đoàn đã làm việc với công đoàn cơ sở, đề nghị làm việc với công đoàn công ty. Nếu không ký tiếp HĐLĐ với chị Trinh ở vị trí công việc cũ, có thể xem xét ký HĐLĐ với chị Trinh ở những vị trí khác phù hợp hơn, không tăng ca… Tuy nhiên, công ty không đồng ý. Phía công ty trả lời rằng không có nhu cầu. Chúng tôi đã cố gắng thuyết phục bởi việc công ty không tiếp tục ký HĐLĐ với chị Trinh không vi phạm pháp luật. Cho nên khi công ty không đồng ý thì chúng tôi cũng không làm gì được hơn”.

“Em thật sự rất buồn và lo lắng. Cả hai vợ chồng em đều làm CN, giờ đây, em thất nghiệp, sắp tới là em sinh con, không có chế độ gì cả. Một mình đồng lương CN của chồng em không thể nào lo được cho một gia đình 4 miệng ăn”, chị Trinh xúc động.

“Quyền lợi” biến thành rào cản?

Luật sư Nguyễn Giang Nam – (Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng, qua trường hợp của chị Trinh đã cho thấy Bộ Luật Lao động 2012 bộc lộ những điểm còn bất cập khi chưa bảo vệ được hoàn toàn quyền lợi cho lao động nữ thai sản.

Cụ thể, tại Khoản 3, Điều 155 quy định: “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi…”. Cùng với đó tại Điều 39, Bộ Luật Lao động 2012 cũng quy định những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, trong đó có trường hợp đối với lao động nữ quy định tại Khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này. Điều đáng nói, các quy định trên lại không loại trừ những trường hợp tại Khoản 1, Điều 36 Bộ Luật Lao động quy định các trường hợp chấm dứt HĐLĐ đó là khi “Hết hạn HĐLĐ”, đồng thời không cấm người sử dụng lao động lấy các lý do được quy định tại khoản 1 Điều 38 để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động đang mang thai, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

“Như trường hợp của chị Trinh, khi hết HĐLĐ, công ty không ký nữa, chị Trinh và gia đình sẽ rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn vì chị không có việc làm, không có các chế độ về BHXH, BHYT khi sinh con, tâm lý bất ổn vì thất nghiệp. Cho nên, nếu thực sự muốn bảo vệ lao động nữ đang mang thai, cần có quy định bổ sung về việc khi lao động nữ mang thai mà hết HĐLĐ, họ vẫn đủ sức khỏe để làm việc và mong muốn được làm việc thì người sử dụng lao động cần tiếp tục ký hoặc gia hạn HĐLĐ. Quy định này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ, giảm bớt gánh nặng cho xã hội khi họ sinh con mà còn mang tính nhân văn” - Luật sư Nam chia sẻ.

Bà Huỳnh Thị Ngọc Liên – Trưởng ban Nữ công (LĐLĐ TPHCM) chia sẻ thêm, hiện nay, pháp luật có rất nhiều quy định tiến bộ bảo vệ lao động nữ như lao động nữ thai sản sẽ được về sớm, không được phép tăng ca, nghỉ thai sản 6 tháng... Bên cạnh các chủ doanh nghiệp ủng hộ và thực hiện tốt thì có nhiều chủ doanh nghiệp lại xem những quy định có lợi đó là điều phiền phức, tìm cách “đẩy” lao động nữ đi khi họ mang thai, điều này gây thiệt thòi rất lớn đối với lao động nữ, lúc này “quyền lợi lại biến thành rào cản”.

“Những lao động nữ hết HĐLĐ khi đang mang thai, công ty không ký HĐLĐ nữa, họ ra ngoài xin việc rất khó, nhiều người phải sống dựa vào chồng hoặc về quê sống dựa vào bố mẹ để sinh con... Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của cả mẹ và con, nhiều lao động nữ sinh con mà không có BHYT, không có trợ cấp thai sản khiến cho cuộc sống của hai mẹ con và gia đình rất khó khăn. Đối với những trường hợp tương tự như của chị Trinh, pháp luật rất cần điều chỉnh để quyền lợi cho lao động nữ thực sự được đảm bảo” – Bà Liên đánh giá.

LÊ AN NHIÊN
TIN LIÊN QUAN

Hành trình thoát khỏi "địa ngục" trần gian nơi xứ người

TRƯỜNG SƠN |

Bị sa vào tay bọn buôn người, các nạn nhân phải sống trong những ngày tủi hổ, ê chề. Quãng thời gian bị đưa vào các động chứa, nhà thổ, nhiều người bị ép tiếp khách hoặc bán sang tay một cách rẻ rúng… Chỉ may mắn nên một số nạn nhân trở về với gia đình và vạch trần bộ mặt thật của các con buôn...

Công nghệ 4.0 len lỏi vào nghề giúp việc nhà

Châm Bùi - Kim Nho |

Tiếp nối những dịch vụ tích hợp của công nghệ 4.0 như Uber, Grap, hàng loạt những ứng dụng giúp làm việc nhà đã xuất hiện với nhiều tiện ích. Nhiều gia đình bận rộn hiện nay đã có thể thuê người giúp việc theo giờ, theo ngày mà không mất chi phí hay quá nhiều thời gian đến trung tâm tìm việc.

TPHCM: Các quận huyện phải giải quyết triệt để vấn nạn người lang thang ăn xin

Trường Sơn |

Trước tình trạng người lang thang ăn xin, sinh sống nơi công cộng đang tái diễn và có xu hướng tăng trong thời gian qua, TPHCM đã chỉ đạo các quận, huyện phải giải quyết triệt để, nhất là ở các địa phương vùng ven.

Cán bộ nữ công “xử” nạn quấy rối tình dục, bạo lực gia đình

LÊ AN NHIÊN |

Quấy rối tình dục không phải là chuyện lạ ở công sở, doanh nghiệp, nhà máy, tuy nhiên, nhiều nạn nhân âm thầm chịu đựng vì tâm lý “tung hê lên thì mình cũng xấu hổ, bị đánh giá”. Cho nên, khi nạn nhân đã lên tiếng, cách giải quyết, xử lý phải thật khéo léo. Tại nhiều công đoàn (CĐ) cơ sở, các cán bộ CĐ, đặc biệt cán bộ nữ công đã có nhiều cách xử lý khéo léo khiến những người trong cuộc tâm phục khẩu phục.

Hành trình thoát khỏi "địa ngục" trần gian nơi xứ người

TRƯỜNG SƠN |

Bị sa vào tay bọn buôn người, các nạn nhân phải sống trong những ngày tủi hổ, ê chề. Quãng thời gian bị đưa vào các động chứa, nhà thổ, nhiều người bị ép tiếp khách hoặc bán sang tay một cách rẻ rúng… Chỉ may mắn nên một số nạn nhân trở về với gia đình và vạch trần bộ mặt thật của các con buôn...

Công nghệ 4.0 len lỏi vào nghề giúp việc nhà

Châm Bùi - Kim Nho |

Tiếp nối những dịch vụ tích hợp của công nghệ 4.0 như Uber, Grap, hàng loạt những ứng dụng giúp làm việc nhà đã xuất hiện với nhiều tiện ích. Nhiều gia đình bận rộn hiện nay đã có thể thuê người giúp việc theo giờ, theo ngày mà không mất chi phí hay quá nhiều thời gian đến trung tâm tìm việc.

TPHCM: Các quận huyện phải giải quyết triệt để vấn nạn người lang thang ăn xin

Trường Sơn |

Trước tình trạng người lang thang ăn xin, sinh sống nơi công cộng đang tái diễn và có xu hướng tăng trong thời gian qua, TPHCM đã chỉ đạo các quận, huyện phải giải quyết triệt để, nhất là ở các địa phương vùng ven.

Cán bộ nữ công “xử” nạn quấy rối tình dục, bạo lực gia đình

LÊ AN NHIÊN |

Quấy rối tình dục không phải là chuyện lạ ở công sở, doanh nghiệp, nhà máy, tuy nhiên, nhiều nạn nhân âm thầm chịu đựng vì tâm lý “tung hê lên thì mình cũng xấu hổ, bị đánh giá”. Cho nên, khi nạn nhân đã lên tiếng, cách giải quyết, xử lý phải thật khéo léo. Tại nhiều công đoàn (CĐ) cơ sở, các cán bộ CĐ, đặc biệt cán bộ nữ công đã có nhiều cách xử lý khéo léo khiến những người trong cuộc tâm phục khẩu phục.