Tránh sa đà vào thế giới ảo

Vinh Phú |

Cùng với việc phát triển của công nghệ, mạng xã hội trở thành một kênh giao lưu, chia sẻ được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, không ít bạn trẻ lạc lối khi sa đà vào thế giới ảo và thất vọng khi đối mặt với cuộc sống thực tại.

Câu chuyện cuộc sống tuần này chia sẻ những câu chuyện về việc đừng chạy theo những giá trị ảo, cố gắng thể hiện bản thân trên thế giới ảo, mạng xã hội để rồi đánh mất bản thân, nhận lấy những hệ lụy đáng tiếc.

Dù đang thất nghiệp, nhưng chị T.N.Đ vẫn cố gắng thể hiện mình có thu nhập cao, hằng ngày chị vẫn tìm mọi cách để có hình ảnh về những bữa tiệc sang trọng, các mẫu quần áo thời thượng đăng lên mạng xã hội. Để rồi ở đời thực, chị phải chật vật với những khoản nợ. “Ban đầu đăng lên thấy bạn bè họ khen nhiều khiến tôi rất thích, để rồi càng về sau tôi nhận ra mình không đọng lại được gì ngoài số tiền nợ”, chị nói.

Trong khi đó, chị N.H.P (TPHCM) cho biết, lúc đầu chị rất vui và dành thời gian cho những tương tác trên mạng xã hội, nhưng sau đó chị nhận ra rằng những mối quan hệ xung quanh, bạn bè trong cuộc sống thật hằng ngày không còn ai cả.

Trước vấn đề này, Thạc sĩ tâm lý Trần Hải Nguyên phân tích, một người bước chân vào thế giới ảo, liền cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn nhiều so với những bộn bề lo toan ngoài đời thực. Những lời tán dương chính là chất xúc tác khiến họ thích trải nghiệm cảm xúc hơn việc chấp nhận thực tại. Giá trị ảo là một giá trị không có thực, những cảm xúc vui vẻ chỉ tồn tại trong phút chốc rồi lại nhanh chóng tan biến đi.

Thế nên, Thạc sĩ Nguyễn Trần Trung Hải, nhà nghiên cứu Xã hội học cho rằng: "Mạng là ảo, cuộc sống là thật. Thay vì chúng ta chăm chăm vào các thiết bị điện tử, điện thoại thông minh..., chúng ta nên làm những việc khác có ích hơn, mang lại giá trị cho bản thân, xã hội như tạo ra việc làm, tiền của, giải trí đơn thuần,... Nếu chạy theo thế giới ảo, rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ đánh mất bản thân và không quay lại kịp".

Do vậy, các chuyên gia tâm lý, xã hội học khuyên mọi người đang chạy theo những giá trị ảo, cần nhanh chóng trở về với cuộc sống thực tại, tập trung sắp xếp công việc, các mối quan hệ, cân đối thời gian cho thế giới thực tại và thế giới ảo một cách hợp lý.

Bởi, tiêu chí đánh giá mỗi người là ở nhân phẩm, trí tuệ, học vấn chứ không phải những giá trị không có thực. Các bạn trẻ cần phải tỉnh táo để sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, tránh sa đà vào thế giới ảo.

Câu chuyện cuộc sống phát sóng vào lúc 19:50 thứ Ba, thứ Năm và thứ Sáu hàng tuần trên kênh THVL1, khơi gợi những chủ đề đang được xã hội quan tâm như đạo đức gia đình, trách nhiệm với xã hội, pháp luật,…

Bên cạnh đó, chương trình còn chia sẻ những ý kiến phân tích, đánh giá từ các chuyên gia, những trăn trở về các vấn đề trong xã hội, mang đến những kỳ vọng về sự tốt đẹp, an lành và hướng thiện.

Vinh Phú
TIN LIÊN QUAN

Cẩn trọng khi ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ du lịch, tránh bị lừa đảo

Vinh Phú |

Gần đây, không ít người nhận được các cuộc gọi lạ, mời chào ký hợp đồng mua để sở hữu những kỳ nghỉ du lịch, nghỉ dưỡng trong năm. Khi rơi vào bẫy, bên cạnh khoản tiền phải thanh toán một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng, khách hàng còn phải thanh toán chi phí hàng năm từ vài triệu đến vài chục triệu đồng để có thể sử dụng kỳ nghỉ dưỡng trên thực tế. Người tiêu dùng nên cảnh giác với các lời mời chào ký hợp đồng từ các cuộc gọi lạ, nhằm tránh bị lừa đảo.

Dạy trẻ cạnh tranh lành mạnh

Vinh Phú |

Đối với trẻ em, nếu ngay từ nhỏ, dạy trẻ cách đối diện với cạnh tranh bằng thái độ đúng đắn, đó sẽ là một trong những điều quan trọng giúp ích cho việc hình thành nhân cách, đồng thời tác động đến sự phát triển toàn diện lâu dài về sau.

Tiến sĩ tâm lí nói về giá trị của sự cảm thông trong Câu chuyện cuộc sống

DI PY |

"Câu chuyện cuộc sống" tuần này tiếp tục lên sóng chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống như giá trị của sự cảm thông. Đây là dạng giao tiếp phi ngôn ngữ cần được duy trì và nuôi dưỡng liên tục trong đời sống hằng ngày với tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống.

Chuyên gia tiết lộ cách khắc phục tâm lí sợ “hỏi" tại Câu chuyện cuộc sống

DI PY |

Chương trình "Câu chuyện cuộc sống" trên THVL tuần này tiếp tục lên sóng chia sẻ xoay quanh vấn đề “ngại hỏi”. Thực tế cho thấy nhiều người vẫn chọn cách im lặng thay vì mạnh dạn trình bày những vấn đề bản thân đang thắc mắc. Điều này gây ra không ít ảnh hưởng cho công việc và cuộc sống của mỗi người.

Cẩn trọng khi ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ du lịch, tránh bị lừa đảo

Vinh Phú |

Gần đây, không ít người nhận được các cuộc gọi lạ, mời chào ký hợp đồng mua để sở hữu những kỳ nghỉ du lịch, nghỉ dưỡng trong năm. Khi rơi vào bẫy, bên cạnh khoản tiền phải thanh toán một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng, khách hàng còn phải thanh toán chi phí hàng năm từ vài triệu đến vài chục triệu đồng để có thể sử dụng kỳ nghỉ dưỡng trên thực tế. Người tiêu dùng nên cảnh giác với các lời mời chào ký hợp đồng từ các cuộc gọi lạ, nhằm tránh bị lừa đảo.

Dạy trẻ cạnh tranh lành mạnh

Vinh Phú |

Đối với trẻ em, nếu ngay từ nhỏ, dạy trẻ cách đối diện với cạnh tranh bằng thái độ đúng đắn, đó sẽ là một trong những điều quan trọng giúp ích cho việc hình thành nhân cách, đồng thời tác động đến sự phát triển toàn diện lâu dài về sau.

Tiến sĩ tâm lí nói về giá trị của sự cảm thông trong Câu chuyện cuộc sống

DI PY |

"Câu chuyện cuộc sống" tuần này tiếp tục lên sóng chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống như giá trị của sự cảm thông. Đây là dạng giao tiếp phi ngôn ngữ cần được duy trì và nuôi dưỡng liên tục trong đời sống hằng ngày với tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống.

Chuyên gia tiết lộ cách khắc phục tâm lí sợ “hỏi" tại Câu chuyện cuộc sống

DI PY |

Chương trình "Câu chuyện cuộc sống" trên THVL tuần này tiếp tục lên sóng chia sẻ xoay quanh vấn đề “ngại hỏi”. Thực tế cho thấy nhiều người vẫn chọn cách im lặng thay vì mạnh dạn trình bày những vấn đề bản thân đang thắc mắc. Điều này gây ra không ít ảnh hưởng cho công việc và cuộc sống của mỗi người.