Dạy trẻ cạnh tranh lành mạnh

Vinh Phú |

Đối với trẻ em, nếu ngay từ nhỏ, dạy trẻ cách đối diện với cạnh tranh bằng thái độ đúng đắn, đó sẽ là một trong những điều quan trọng giúp ích cho việc hình thành nhân cách, đồng thời tác động đến sự phát triển toàn diện lâu dài về sau.

Gần đây, những mâu thuẫn giữa các trẻ, học sinh trong học đường có xu hướng tăng mà đôi khi chỉ từ những bất đồng hay sự cạnh tranh. Trong cuộc sống, sự cạnh tranh diễn ra ở khắp mọi nơi. Do đó, chương trình Câu chuyện cuộc sống tuần này tiếp tục chia sẻ những câu chuyện và kinh nghiệm trong cuộc sống về dạy trẻ cạnh tranh lành mạnh.

Chị Lê Phi Anh (ngụ TP Thủ Đức, TPHCM) cho rằng, hoàn toàn ủng hộ sự cạnh tranh của các trẻ từ khi còn nhỏ, việc này rất tốt cho quá trình trưởng thành của các em. Song song đó, chị cũng không quên việc theo sát, khuyên răn và nhắc nhở để các em có sự cạnh tranh lành mạnh và đúng đắn nhất.

Theo thạc sĩ tâm lý Huỳnh Trần Hoài Đức, trẻ em sau cuộc khủng hoảng tuổi lên 3 đã bắt đầu có ý thức về bản thân của mình nhiều hơn, dấu hiệu dễ nhận thấy là trẻ thích chơi những trò chơi và muốn giành chiến thắng để thể hiện khả năng của mình. Thường thì ngay từ nhỏ, chúng ta đã có tâm lý thích được thể hiện sự cạnh tranh, phấn đấu để đạt được một mục tiêu gì đó.

Xét về mặt tích cực, cạnh tranh sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng quan trọng cũng như nghị lực, ý chí kiên trì và sự đồng cảm. Tuy nhiên, trong nhiều gia đình hiện nay, ba mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng về thành tích hay điểm số cho trẻ, khả năng của trẻ sẽ được ghi nhận và tán dương nếu trẻ đạt được thành tích cao.

Ngược lại, nếu có thành tích chưa tốt thì ba mẹ trách phạt hay so sánh với bạn bè. Đôi lúc, chúng ta lại đề cao thành tích một cách quá mức khiến cho trẻ phải luôn nỗ lực và chạy theo chúng. Thậm chí, trẻ sẽ cạnh tranh, hơn thua với bạn bè một cách thiếu lành mạnh, với mục đích làm sao để đạt được kết quả cao nhất, đạt được điều mình muốn và khó có thể chấp nhận được sự thất bại.

Nếu trẻ bị áp lực, cố tình hơn thua, điều này không chỉ ảnh hưởng đến niềm say mê học tập của trẻ mà còn khiến động lực học trở nên lệch lạc. Nếu trẻ thấy rằng, dù có cố gắng đến thế nào cũng không thể đáp ứng được kỳ vọng của ba mẹ và không vượt qua được các bạn cùng lớp, trẻ sẽ cảm thấy áp lực, căng thẳng và thậm chí là tuyệt vọng.

Khi đứa trẻ phải chịu sự cạnh tranh ở trường và về nhà phải chịu áp lực từ ba mẹ, sẽ cảm thấy luôn bị phán xét cho dù có thể hiện tốt thế nào đi chăng nữa.

Để giải đáp vấn đề trên, chuyên gia tâm lý Huỳnh Trần Hoài Đức khuyên: “Ba mẹ cần phải định hướng cho con ngay từ ban đầu, rằng việc cạnh tranh trong các cuộc thi là cơ hội để giúp con hiểu bản thân mình hơn. Hoặc là ba mẹ cũng cần điều chỉnh kỳ vọng của mình. Những điều đó sẽ làm cho con hình dung rằng, mình đang phấn đấu để bản thân tốt hơn mỗi ngày. Điều này đẹp hơn rất nhiều với suy nghĩ nhất quyết phải hơn người khác. Cuối cùng là giúp con hiểu thất bại không phải điều xấu, vì thất bại sẽ khiến con rút ra nhiều bài học quý giá”.

Cạnh tranh giúp trẻ học được rằng, không phải là người giỏi nhất hay thông minh nhất mới là người thành công. Ba mẹ hãy giúp con hiểu rằng, chiến thắng không phải là tất cả, mà đó là mục tiêu để con làm hết sức mình.

Đối với những trẻ hiếu thắng, hãy sử dụng những trò chơi để trẻ chấp nhận thắng thua một cách văn minh, tìm đến các hoạt động xây dựng kỹ năng sống.

Chương trình Câu chuyện cuộc sống phát sóng vào lúc 19h50 thứ Ba, thứ Năm và thứ Sáu hàng tuần trên kênh THVL1.

Vinh Phú
TIN LIÊN QUAN

Tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ tiêu biểu chăm lo tốt cho công nhân lao động

Huỳnh Phương |

16 nữ chủ nhà trọ tại TPHCM có nhiều hoạt động chăm lo cho công nhân lao động nhập cư, được tuyên dương trong Hội nghị Tuyên dương “Nữ chủ nhà trọ tiêu biểu” năm 2023.

Ngày chủ nhật CEP, chung tay bảo vệ môi trường

Huỳnh Phương |

Đồng Nai - Với mong muốn phục vụ cộng đồng ngày càng thiết thực, hiệu quả và chung tay bảo vệ môi trường, ngày 29.10, tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Tổ chức Tài chính Vi mô CEP (CEP) - Chi nhánh huyện Trảng Bom, thực hiện chương trình “Ngày chủ nhật CEP - Vì môi trường” năm 2023.

Xem phim thâu đêm, thói quen gây hại cho sức khỏe

Vinh Phú |

Hiện nay, nhiều người cho rằng, xem phim đến tận 2 – 3 giờ sáng là việc bình thường. Ban ngày bận rộn với công việc, học tập và các mối quan hệ xung quanh, nên buổi tối muộn chính là thời điểm thích hợp để thư giãn, xem phim. Cũng với tâm lý này, không ít người, nhất là giới trẻ đã dành nhiều giờ liền để xem phim, lướt điện thoại thâu đêm khiến cơ thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi vào sáng hôm sau.

Gen Z đi làm, tiền lương không còn là yếu tố hàng đầu

MỸ LY |

Được xem là một trong những nguồn lực tiềm năng của thị trường lao động, nhiều bạn trẻ gen Z chia sẻ nhu cầu tìm việc của mình không chỉ phụ thuộc vào mức lương. Theo đó, các yếu tố khác như môi trường làm việc, đồng nghiệp, cơ hội tích lũy kinh nghiệm… là những yếu tố họ quan tâm hơn khi quyết định gắn bó lâu dài với công ty.

Tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ tiêu biểu chăm lo tốt cho công nhân lao động

Huỳnh Phương |

16 nữ chủ nhà trọ tại TPHCM có nhiều hoạt động chăm lo cho công nhân lao động nhập cư, được tuyên dương trong Hội nghị Tuyên dương “Nữ chủ nhà trọ tiêu biểu” năm 2023.

Ngày chủ nhật CEP, chung tay bảo vệ môi trường

Huỳnh Phương |

Đồng Nai - Với mong muốn phục vụ cộng đồng ngày càng thiết thực, hiệu quả và chung tay bảo vệ môi trường, ngày 29.10, tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Tổ chức Tài chính Vi mô CEP (CEP) - Chi nhánh huyện Trảng Bom, thực hiện chương trình “Ngày chủ nhật CEP - Vì môi trường” năm 2023.

Xem phim thâu đêm, thói quen gây hại cho sức khỏe

Vinh Phú |

Hiện nay, nhiều người cho rằng, xem phim đến tận 2 – 3 giờ sáng là việc bình thường. Ban ngày bận rộn với công việc, học tập và các mối quan hệ xung quanh, nên buổi tối muộn chính là thời điểm thích hợp để thư giãn, xem phim. Cũng với tâm lý này, không ít người, nhất là giới trẻ đã dành nhiều giờ liền để xem phim, lướt điện thoại thâu đêm khiến cơ thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi vào sáng hôm sau.

Gen Z đi làm, tiền lương không còn là yếu tố hàng đầu

MỸ LY |

Được xem là một trong những nguồn lực tiềm năng của thị trường lao động, nhiều bạn trẻ gen Z chia sẻ nhu cầu tìm việc của mình không chỉ phụ thuộc vào mức lương. Theo đó, các yếu tố khác như môi trường làm việc, đồng nghiệp, cơ hội tích lũy kinh nghiệm… là những yếu tố họ quan tâm hơn khi quyết định gắn bó lâu dài với công ty.