3 điểm mới trong Quy chế đào tạo thạc sĩ từ ngày 15.10

Minh Hương |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT với nhiều điểm mới đáng chú ý. 

Theo đó, Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15.10.2021 và áp dụng với các khóa trúng tuyển từ ngày có hiệu lực. 

Dưới đây là 3 điểm mới về Quy chế đào tạo thạc sĩ:

Quy định về phương thức đào tạo trực tuyến

Tại Khoản 7 Điều 7 Thông tư 23, Bộ Giáo dục đã cho phép cơ sở đào tạo được tổ chức các lớp học trực tuyến với khối lượng học tập không quá 30% tổng khối lượng chương trình đào tạo khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng, đồng thời bảo đảm chất lượng không thấp hơn so với các lớp học trực tiếp.

Bên cạnh việc tổ chức các lớp học trực tuyến, theo Khoản 8 Điều 7, hình thức đánh giá trực tuyến cũng sẽ được áp dụng khi bảo đảm sự tin cậy, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp.

Số điểm đánh giá qua hình thức trực tuyến đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần, trừ luận văn và học phần tốt nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 11 của Quy chế này.

Tăng số lượng tín chỉ cho luận văn tốt nghiệp

Về hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, Điều 8 quy định, học viên theo học chương trình định hướng nghiên cứu phải thực hiện một đề tài nghiên cứu có khối lượng từ 12 đến 15 tín chỉ (trước đây yêu cầu tối thiểu 7 tín chỉ) với kết quả được thể hiện bằng luận văn.

Ngoài ra, học viên được thực hiện luận văn trong thời gian ít nhất 6 tháng.

Nâng chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 12 Quy chế ban hành kèm Thông tư 23, một trong những điều kiện để học viên được công nhận tốt nghiệp thạc sĩ là có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm xét tốt nghiệp; được minh chứng bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Trong khi đó, trước đây, theo Quy chế cũ ban hành kèm Thông tư 15/2014, chuẩn đầu ra ngoại ngữ trình độ thạc sĩ sẽ do người đứng đầu cơ sở đào tạo quy định theo đề nghị của hội đồng khoa học đào tạo, nhưng tối thiểu phải từ Bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

NLĐ mắc COVID-19 khi làm việc có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Minh Hương |

Trường hợp bị lây nhiễm chéo COVID-19 khi làm việc tại doanh nghiệp có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu thuộc các trường hợp dưới đây.

Hỗ trợ giáo viên khó khăn, tránh để cơ sở giáo dục mầm non giải thể

Minh Hương |

Đây là nội dung được nhắc đến tại Công văn 3676/BGDĐT-GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non.


Chính sách về giáo dục, ngân hàng có hiệu lực từ cuối tháng 8

Minh Hương |

Dưới đây là các chính sách mới nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng 8.2021 (từ ngày 21.8 – 31.8.2021).

Mất tiền tỉ, chàng thạc sĩ kinh tế “trở mình” nhờ kiên trì trồng sâm

An Nhiên |

Khởi nghiệp lần đầu tiên bị thất bại, mất trắng 2 tỉ đồng, thạc sĩ kinh tế Trần Đức An đã vực dậy, ngược đường trở lại vạch xuất phát để đưa sản phẩm sâm Ngọc Linh có “chỗ đứng” trên thế giới.

NLĐ mắc COVID-19 khi làm việc có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Minh Hương |

Trường hợp bị lây nhiễm chéo COVID-19 khi làm việc tại doanh nghiệp có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu thuộc các trường hợp dưới đây.

Hỗ trợ giáo viên khó khăn, tránh để cơ sở giáo dục mầm non giải thể

Minh Hương |

Đây là nội dung được nhắc đến tại Công văn 3676/BGDĐT-GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non.


Chính sách về giáo dục, ngân hàng có hiệu lực từ cuối tháng 8

Minh Hương |

Dưới đây là các chính sách mới nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng 8.2021 (từ ngày 21.8 – 31.8.2021).

Mất tiền tỉ, chàng thạc sĩ kinh tế “trở mình” nhờ kiên trì trồng sâm

An Nhiên |

Khởi nghiệp lần đầu tiên bị thất bại, mất trắng 2 tỉ đồng, thạc sĩ kinh tế Trần Đức An đã vực dậy, ngược đường trở lại vạch xuất phát để đưa sản phẩm sâm Ngọc Linh có “chỗ đứng” trên thế giới.