Doanh nghiệp chủ động mang việc làm đến sinh viên trường nghề

Lê An Nhiên |

Để có nguồn nhân lực chất lượng, các doanh nghiệp (DN) đã chủ động liên kết với các trường nghề, mang việc làm về tận trường, bổ sung các bài giảng, chương trình học phù hợp với nhu cầu của DN. Chính những việc làm này đã mang đến cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên, giúp sinh viên đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của DN.

Bổ sung kỹ năng mềm cho sinh viên

“Nếu được hỏi lại phía nhà tuyển dụng, em sẽ hỏi gì đầu tiên?” – Một câu hỏi được đưa ra tại buổi phỏng vấn “thử” do nhân viên của Cty TNHH Manpower Việt Nam dành cho sinh viên của trường Trung cấp nghề Đông Sài Gòn (quận 9, TPHCM) tại Ngày hội việc làm.  Trên một chiếc bàn tuyển dụng, mặt đối mặt, sinh viên sẽ được trải nghiệm một cuộc phỏng vấn tìm việc đúng nghĩa từ nhà tuyển dụng, chỉ khác là nếu sinh viên trả lời sai, chưa đúng hoặc không phù hợp sẽ được nhà tuyển dụng “thử” chỉnh sửa.

“Nếu được hỏi lại, em sẽ hỏi mức lương mà em được nhận là bao nhiêu” – Một sinh viên trải nghiệm trả lời. Nhận được câu trả lời của sinh viên, phía nhà tuyển dụng “thử” phân tích: “Không nên hỏi mức lương ngay câu hỏi đầu tiên mà người ứng tuyển dành cho nhà tuyển dụng. Lý do là ngay từ lúc nhà tuyển dụng thông báo tuyển dụng, đa phần họ đã thông báo mức lương, người ứng tuyển chấp nhận mức lương đó mới nộp hồ sơ. Nên nhớ, quan trọng không kém tiền lương, đó là phúc lợi. Bạn nên hỏi về những phúc lợi mà mình có thể được nhận. Ví dụ như mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như thế nào.

Ngoài các loại bảo hiểm bắt buộc, công ty có thêm bảo hiểm tự nguyện nào không? Ví dụ như bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên, gia đình của nhân viên, chế độ nghỉ mát, thưởng tết… Phúc lợi tăng thêm rất quan trọng và những quy định này nếu hai bên thỏa thuận được với nhau, có thể được thể hiện trên hợp đồng lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động sau này. Còn tiền lương, mình có thể trao đổi thêm ở phần sau, ví dụ như nhận thấy trình độ, khả năng của mình có thể làm tốt hơn yêu cầu mà DN đưa ra, mình có thể thỏa thuận, yêu cầu một mức lương cao hơn”.

Ông Nguyễn Xuân Sơn – Trưởng phòng Dịch vụ Khoán Việc và Cho Thuê Lại Lao Động (Manpower Việt Nam), chia sẻ: “Các cơ hội việc làm trên thị trường thực sự không thiếu, tuy nhiên, chất lượng lao động lại không đáp ứng được nhu cầu DN. Đặc biệt, kỹ năng phỏng vấn là yếu tố quan trọng giúp các ứng viên có nhiều cơ hội tìm được việc làm. Chính vì vậy, chúng tôi đang tích cực làm việc với nhiều đơn vị đào tạo nhằm trang bị kỹ năng cho các bạn học viên, sinh viên, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực trẻ ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường”.

Theo đó, khi ký kết với trường nghề, thông qua các Ngày hội việc làm hoặc các buổi sinh hoạt ngoại khóa, Manpower Việt Nam sẽ tổ chức các lớp, buổi hướng dẫn các kỹ năng mềm như kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng viết sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục DN vì sao lại lựa chọn mình…

Sinh viên tiếp cận với doanh nghiệp ngay khi còn đang học

Là đơn vị được đánh giá là khá chủ động trong việc liên kết với các DN để tìm kiếm cơ họi việc làm cho sinh viên, thầy Đặng Văn Đại – Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Đông Sài Gòn cho biết: "Trường hiện đang có các ngành đào tạo như cắt gọt kim loại, kế toán DN, quản trị mạng máy tính, công nghệ tô tô, điện tử công nghiệp, may thời trang… Trước đây, trường cũng có liên kết với Cty TNHH Cơ khí Nhật Long để đào tạo nghề chuyên sâu về cơ khí. Khi liên kết với Manpower Việt Nam, đơn vị cung ứng lao động, Manpower có nhiều đối tác hơn, đa dạng ngành nghề hơn, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn tại các DN".

Thầy Đặng Văn Đại chia sẻ thêm: “Khoa học kỹ thuật thay đổi rất nhanh, để nhà trường tự đầu tư để dạy cho sinh viên thì kinh phí nhà trường chịu không nổi. Nếu có đầu tư cũng không thể mua được máy tốt nhất như DN, cho nên liên kết với DN vừa cho sinh viên cơ hội được trải nghiệm thực tế, tiếp xúc với DN khi còn ngồi trên ghế nhà trường vừa giúp việc đào tạo của trường đạt được hiệu quả cao nhất. Theo đó, nhà trường sẽ đào tạo 50% lý thuyết, DN sẽ đào tạo thực hành chuyên sâu”. Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Đông Sài Gòn cũng cho rằng, không chỉ liên kết với DN sản xuất, trường còn lựa chọn DN hoạt động trong lĩnh vực cung ứng lao động để tăng thêm cơ hội việc làm cho sinh viên và Manpower Việt Nam là một ví dụ.

Ông Nguyễn Xuân Sơn thông tin thêm, là DN cung ứng lao động, Manpower Việt Nam có các hợp đồng hợp tác đào tạo, cung ứng nhân lực cho nhiều công ty, DN, tập đoàn ở đủ các loại ngành nghề chứ không bó hẹp trong một nghề nhất định. Đơn cử như lần ký kết với Trường trung cấp nghề Đông Sài Gòn lần này là nằm trong kế hoạch của Manpower Việt Nam là cung cấp nhân lực cho một DN hoạt động trong ngành điện tử tại khu công nghệ cao, quận 9, TPHCM. “Với việc liên kết với các trường nghề nằm trên địa bàn với DN cần tuyển dụng lao động, chúng tôi sẽ dễ dàng hơn trong việc tổ chức cho sinh viên đến tham quan, học tập, thực hành tại DN. Chúng tôi sẽ tư vấn cho sinh viên lựa chọn các vị trí mà DN đang cần tuyển dụng, sinh viên đồng ý, đến khi thực hành, chúng tôi cho sinh viên ngồi vào vị trí đó ở DN để sinh viên hình dung được công việc của mình sau này. Bên cạnh đó, khi chúng tôi đào tạo nghề, chúng tôi cũng cam kết trả lương đúng bằng mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định” – Ông Sơn nói.

Ông Nguyễn Quốc Việt – Trưởng phòng Việc làm, An toàn lao động (Sở LĐTBXH TPHCM) đánh giá, việc DN và các trường nghề phối hợp để mang cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên là cách làm không mới nhưng để phát huy hiệu quả, cả trường nghề và DN phải có những chương trình cụ thể, gắn kết. Bên cạnh một số DN vẫn còn e ngại khi tiếp nhận sinh viên đến thực tập thì việc các DN chủ động tìm đến trường nghề là điều rất đáng ghi nhận.  

Lê An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

“Nhân tài” liên tục xin nghỉ, làm gì để giữ chân?

Thuỳ Trang |

Được bố trí việc làm nhưng nhiều học viên đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng liên tục xin nghỉ việc. Nhiều người trong số đó sẵn sàng bồi hoàn kinh phí đào tạo để có thể tìm việc khác “theo sở thích cá nhân” thay vì làm việc ở những sở, ban ngành của thành phố. Điều này buộc Đà Nẵng phải thay đổi cách “chiêu hiền đãi sĩ” nhằm giữ được nguồn lực chất lượng cao.

"Nhân tài" sẽ nhận ngay 80 - 100 triệu đồng khi làm việc tại TPHCM

Minh Quân |

Theo đề án thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học mà TPHCM áp dụng từ 31.5.2018, TPHCM trợ cấp ban đầu (chỉ áp dụng 1 lần và áp dụng cho lần ký hợp đồng đầu tiên) để khuyến khích và ổn định công tác là 100 triệu đồng đối với các chuyên gia, nhà khoa học là giáo sư, phó giáo sư (kèm lương bậc 2, hệ số 9,40 tính theo hệ số của Bảng lương Chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ); các trường hợp còn lại được hưởng mức trợ cấp ban đầu là 80 triệu đồng (kèm lương bậc 1, hệ số 8,80).

Doanh nghiệp mang hơn 1.000 việc làm về trường cho sinh viên

LÊ TUYẾT |

Sáng 5.6 tại TPHCM, Trường Trung cấp nghề Đông Sài Gòn (TPHCM) và Cty TNHH Manpower Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về công tác đào tạo và tuyển dụng cho lực lượng lao động khu vực quận 9 (TPHCM).

“Nhân tài” liên tục xin nghỉ, làm gì để giữ chân?

Thuỳ Trang |

Được bố trí việc làm nhưng nhiều học viên đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng liên tục xin nghỉ việc. Nhiều người trong số đó sẵn sàng bồi hoàn kinh phí đào tạo để có thể tìm việc khác “theo sở thích cá nhân” thay vì làm việc ở những sở, ban ngành của thành phố. Điều này buộc Đà Nẵng phải thay đổi cách “chiêu hiền đãi sĩ” nhằm giữ được nguồn lực chất lượng cao.

"Nhân tài" sẽ nhận ngay 80 - 100 triệu đồng khi làm việc tại TPHCM

Minh Quân |

Theo đề án thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học mà TPHCM áp dụng từ 31.5.2018, TPHCM trợ cấp ban đầu (chỉ áp dụng 1 lần và áp dụng cho lần ký hợp đồng đầu tiên) để khuyến khích và ổn định công tác là 100 triệu đồng đối với các chuyên gia, nhà khoa học là giáo sư, phó giáo sư (kèm lương bậc 2, hệ số 9,40 tính theo hệ số của Bảng lương Chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ); các trường hợp còn lại được hưởng mức trợ cấp ban đầu là 80 triệu đồng (kèm lương bậc 1, hệ số 8,80).

Doanh nghiệp mang hơn 1.000 việc làm về trường cho sinh viên

LÊ TUYẾT |

Sáng 5.6 tại TPHCM, Trường Trung cấp nghề Đông Sài Gòn (TPHCM) và Cty TNHH Manpower Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về công tác đào tạo và tuyển dụng cho lực lượng lao động khu vực quận 9 (TPHCM).