Ghen

Mai Hạnh |

Sau đám cưới, tôi giao hẹn với chồng: Có ba điều em muốn anh ghi nhớ. Một, không được lừa dối em, em sẽ không tha thứ nếu bị lừa dối. Hai, không còn yêu em nữa, anh có thể chân thành nói với em và chúng ta chia tay, vẫn còn tình bạn. Ba, không được đánh em dù có lúc em đáng bị đánh, đánh em, em sẽ... đánh lại.

15 năm sau đám cưới, đời sống hôn nhân của chúng tôi ổn, có thể nói là hạnh phúc. Hai đứa con, trai gái đủ đầy, kinh tế khấm khá, công danh sự nghiệp vợ chồng đều tốt. Chúng tôi có nhiều nguyên tắc sống, trong đó "tương kính như tân", tôn trọng và tin tưởng nhau được cả hai đề cao, giữ gìn. Chúng tôi không ghen nhau, dù cả hai đều làm việc ở những lĩnh vực giao tiếp nhiều, cơ hội gặp gỡ những "đối tượng nguy cơ" không ít.

Chồng tôi luôn cho vợ biết anh đi đâu. Không ăn cơm nhà anh chỉ cần nhắn tin "Chiều nay anh đi nhậu với đám bạn, mấy mẹ con ăn cơm, đừng để phần ba", "Anh về trễ vì còn một số việc cần hoàn thành sớm"... về phía tôi cũng vậy, hoàn toàn thoải mái khi gọi cho chồng, báo là "vợ đi ăn tối với mấy cô bạn", "ba dẫn con đi xem phim nha, mẹ đi spa thư giãn chút". Điện thoại của chồng reng ngay trước mặt mà không có anh đó, tôi vẫn...mặc kệ, không tự tiện nhấc máy hay alo hạch hỏi ai, gọi có việc gì. 

Mọi chuyện cứ trôi qua như vậy, cho đến một bữa trời xui đất khiến thế nào, mà mẹ chồng tôi nói bâng quơ: "Má thấy con có vẻ vô tư, ít để ý đến chồng đi đâu, liên hệ với những ai. Có ngày à...". Cái bỏ lửng ngang hông của bà khiến tôi chột dạ. Chắc phải có gì má mới xa xôi lưu ý con dâu chứ. Đã thế từ nay mình phải để mắt canh chồng cẩn thận mới được.

Thói đời không lưu tâm không sao, đến khi để ý mới thấy cái gì cũng đáng nghi. Tôi để ý mấy hôm rồi. Chồng tôi vốn tứ mùa mặc quần kaki lửng túi hộp, dép xỏ quai loẹt quẹt bụi đời. Thế mà gần đây ổng lại mặc… quần dài, áo pull hàng hiệu, đi giày đánh xi đen mượt mới kinh. Sáng nay đi đổ rác, ngang qua ông chồng đang tập thể dục vung tay chân như mấy cụ dưỡng sinh nghiêm túc, tôi chợt ngứa mắt trước vẻ chỉn chu quần jean, áo thun sọc ngang nom hơi bị điệu của lão. Mắt tôi dừng lại 3 giây ở đôi giày da bóng lộn dưới chân chồng. Gớm nhỉ, diện, lịch sự trái mùa nhỉ.

Vào bếp, tôi vừa pha cà phê, vừa ủ mưu đánh động thế nào để đối tượng toát mồ hôi mà mình vẫn giữ được… giá. Cuộc sống đôi khi rất khó xử, không thể giải quyết hài hòa giữa việc biểu lộ thái độ thô thiển mà vẫn toát lên phong cách cao quý, nhân cách tót vời được. 

Ăn diện chỉn chu, lịch lãm khác thường dư này đích thị là… có bồ. Có hai thứ khó giấu: say rượu và yêu. Kiểu này là đang tình trong như đã… bên ngoài còn le với cô nào rồi. Thảo nào lúc này hay đăm chiêu. Thảo nào lúc này vợ hỏi chỉ ừ hử. Đang phân vân lên tiếng thế nào đây thì lão chồng vào bếp, lẳng lặng tự nấu mì ăn, chả nhờ cậy cái mẹt mình đang làm bữa sáng cho hai thằng con ngay bên cạnh. Á à, ra cái điều không có cô tôi cũng chẳng chết đói chớ gì? Chắc chắn lão này có bồ. Chết với tôi!

Kìm lòng lắm tôi mới nhẹ nhàng hỏi, làm như vui mồm: “Ớ, thế sáng nay anh không đi công trường nữa à, lúc này vào công ty họp hành hay sao mà mặc… quần dài?” (giả vờ nếm nước lèo, như hỏi mà không quan trọng phải trả lời). Lão thủng thẳng: “Chân anh bị giãn tĩnh mạch phải đi vớ da, mặc quần dài, đi giày che lại chứ phơi ra như mấy bà mặc váy ngắn hay sao”. Nhói lòng, đực mặt, chả khác ngỗng đi cầu.

Đấy, bình thường chả để ý, để mắt. Đến khi để ý, để mắt thì… hố hàng. Khổ thân chồng tôi có cô vợ tồ như tôi.  

Mai Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Bạn tình

Đỗ Ngọc |

Không thể gọi khác, vợ chồng hay bạn già đều không đúng. Ông chừng 75, bà chừng 68 tuổi. Khi tôi nhìn thấy họ phải lòng nhau 15 năm trước, ông 60 tuổi, sĩ quan quân đội vừa nghỉ hưu. Ông rất đẹp lão, trí thức nho nhã. Bà duyên dáng, nữ tính, hồi trẻ chắc sắc nước hương trời khối anh chết. Vợ ông mất vì bệnh, bà cũng goá chồng từ trẻ.

Im lặng không làm sự việc qua đi

NGUYỄN HÀ - PHẠM DUNG |

Hàng loạt vụ hiếp dâm, xâm hại phụ nữ, trẻ em gái xảy ra trong thời gian qua khiến dư luận bức xúc. Phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân trong những vụ việc này phải trải qua vô vàn những trạng thái tâm lý khủng hoảng, thế nhưng lại rất khó đứng lên để tố cáo hành vi. Tại sao lại như vậy, cách nào là tốt nhất để bảo vệ những người yếu thế khỏi các hành vi xâm hại, hiếp dâm? Báo Lao Động có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Gia đình – Xã hội, TW Hội LHPN Việt Nam.

Duyên phận

Kim Duy |

Kỷ niệm 25 năm ngày cưới, chị tìm tấm hình cũ có đôi bàn tay đặt lên nhau cùng hai chiếc nhẫn thật mảnh đeo ở hai ngón tay áp út của hai người quyết định gắn bó đời mình với nhau, scan lại và đưa lên trang cá nhân. Chị thêm dòng tự trào: “Lần hồi cũng được cái bạc. Hai lăm năm ấy biết bao là... đời!”. Câu trạng thái không vui, không buồn. Bức ảnh được nhiều bạn bè vào bình luận với những lời chúc mừng thật chân tình: “Nhìn tấm hình thấy dịu dàng ghê, cảm động”. Có người phân tích tấm hình đẹp quá. Bàn tay ngòi bút của người phụ nữ đẹp tương phản với bàn tay (thô kệch) của người đàn ông vừa như vỗ về, vừa như kiểu nương tựa, vừa thể hiện sự cam kết đồng hành cùng nhau.

Bạn tình

Đỗ Ngọc |

Không thể gọi khác, vợ chồng hay bạn già đều không đúng. Ông chừng 75, bà chừng 68 tuổi. Khi tôi nhìn thấy họ phải lòng nhau 15 năm trước, ông 60 tuổi, sĩ quan quân đội vừa nghỉ hưu. Ông rất đẹp lão, trí thức nho nhã. Bà duyên dáng, nữ tính, hồi trẻ chắc sắc nước hương trời khối anh chết. Vợ ông mất vì bệnh, bà cũng goá chồng từ trẻ.

Im lặng không làm sự việc qua đi

NGUYỄN HÀ - PHẠM DUNG |

Hàng loạt vụ hiếp dâm, xâm hại phụ nữ, trẻ em gái xảy ra trong thời gian qua khiến dư luận bức xúc. Phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân trong những vụ việc này phải trải qua vô vàn những trạng thái tâm lý khủng hoảng, thế nhưng lại rất khó đứng lên để tố cáo hành vi. Tại sao lại như vậy, cách nào là tốt nhất để bảo vệ những người yếu thế khỏi các hành vi xâm hại, hiếp dâm? Báo Lao Động có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Gia đình – Xã hội, TW Hội LHPN Việt Nam.

Duyên phận

Kim Duy |

Kỷ niệm 25 năm ngày cưới, chị tìm tấm hình cũ có đôi bàn tay đặt lên nhau cùng hai chiếc nhẫn thật mảnh đeo ở hai ngón tay áp út của hai người quyết định gắn bó đời mình với nhau, scan lại và đưa lên trang cá nhân. Chị thêm dòng tự trào: “Lần hồi cũng được cái bạc. Hai lăm năm ấy biết bao là... đời!”. Câu trạng thái không vui, không buồn. Bức ảnh được nhiều bạn bè vào bình luận với những lời chúc mừng thật chân tình: “Nhìn tấm hình thấy dịu dàng ghê, cảm động”. Có người phân tích tấm hình đẹp quá. Bàn tay ngòi bút của người phụ nữ đẹp tương phản với bàn tay (thô kệch) của người đàn ông vừa như vỗ về, vừa như kiểu nương tựa, vừa thể hiện sự cam kết đồng hành cùng nhau.