Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong thứ 2 của trẻ em do bị tay chân miệng

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Tính đến ngày 15.10, ngành Y tế đã ghi nhận 2 ca tử vong của trẻ em do bệnh tay chân miệng trên địa bàn.

Ngày 16.10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, tính đến ngày 15.10, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.730 ca mắc tay chân miệng, 298 ổ dịch, trong đó có 2 trường hợp đã tử vong.

Ca tử vong mới nhất là một bệnh nhi nam được ghi nhận vào ngày 7.10 tại huyện Đất Đỏ. Trước đó, một ca khác cũng là bệnh nhi nam được ghi nhận tại Thị xã Phú Mỹ.

Theo CDC tỉnh, bệnh nhi nam (sinh năm 2019) được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế huyện Đất Đỏ vào sáng 7.10, trong tình trạng sốt cao 39oC, nôn ói, da nổi bông, toàn thân chi lạnh, nhịp thở 22 lần/phút, SPO2 96, có tình trạng co giật trước khi nhập viện.

Sau khi vào viện, đang trong quá trình theo dõi và thực hiện các phương pháp điều trị ban đầu, thì bệnh nhân co giật lần 2 và được chuyển lên Bệnh viện Bà Rịa.

Được chẩn đoán sốc giảm thể tích, nhiễm trùng tiêu hóa, theo dõi viêm não và tay chân miệng mức độ 4, các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, kháng sinh, chống sốc và vận mạch nhưng tình trạng bệnh vẫn nặng.

Khoảng 13h, bệnh nhân tiếp tục được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM). Khi nhập viện, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi ngưng tim, ngưng thở trước khi nhập viện, viêm não cấp, sốc thần kinh, tổn thương đa cơ quan như gan, thận, tim, thần kinh....

Vì vậy, người nhà xin đưa bệnh nhân về vào lúc 21h30 và bệnh nhi tử vong sau đó. Kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TPHCM cho thấy bệnh nhi bị tay chân miệng do chủng Enterovirut.

Trước tình hình phức tạp của tay chân miệng, CDC tỉnh khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh như: rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước chảy; ăn chín, uống sôi; thường xuyên vệ sinh nơi ở, dụng cụ thường dùng; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ bệnh; đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh...

Thành An
TIN LIÊN QUAN

Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

An Nhiên |

Bệnh tay chân miệng rất dễ phát bệnh ở trẻ và có thể truyền nhiễm, các bậc phụ huynh cần chú ý đến những biểu hiện này ở trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ

Hạ Mây |

Đa phần trẻ mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nhẹ nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) đã có những khuyến cáo liên quan đến bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ.

Sử dụng kỹ thuật ECMO cứu sống bệnh nhi mắc tay chân miệng nguy kịch

Hạ Mây |

Mới đây, để cứu sống bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng nguy kịch, các bác sĩ tại khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19 - Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã sử dụng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể). Đây là trường hợp đầu tiên trên cả nước dùng phương pháp này trong điều trị bệnh tay chân miệng.

Nâng cao phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Ngọc Lê |

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh tại TP Hồ Chí Minh. Trước vấn đề này, bác sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp tục thông tin về các dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

An Nhiên |

Bệnh tay chân miệng rất dễ phát bệnh ở trẻ và có thể truyền nhiễm, các bậc phụ huynh cần chú ý đến những biểu hiện này ở trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ

Hạ Mây |

Đa phần trẻ mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nhẹ nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) đã có những khuyến cáo liên quan đến bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ.

Sử dụng kỹ thuật ECMO cứu sống bệnh nhi mắc tay chân miệng nguy kịch

Hạ Mây |

Mới đây, để cứu sống bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng nguy kịch, các bác sĩ tại khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19 - Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã sử dụng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể). Đây là trường hợp đầu tiên trên cả nước dùng phương pháp này trong điều trị bệnh tay chân miệng.

Nâng cao phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Ngọc Lê |

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh tại TP Hồ Chí Minh. Trước vấn đề này, bác sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp tục thông tin về các dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa.