Nâng cao phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Ngọc Lê |

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh tại TP Hồ Chí Minh. Trước vấn đề này, bác sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp tục thông tin về các dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, tính từ ngày 10.7 đến ngày 16.7 (tuần 28), số ca mắc bệnh tay chân miệng tiếp tục tăng nhanh tại TP Hồ Chí Minh, với 2.172 ca bệnh được ghi nhận, tăng gấp 2,1 lần so với trung bình 4 tuần trước là 1.020 ca.

Tất cả các quận huyện đều ghi nhận số ca mắc bệnh tay chân miệng trong tuần 28 tăng so với trung bình 4 tuần trước. Các quận huyện có số ca mắc cao bao gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và quận Tân Phú.

Trước tình hình số ca mắc mới của bệnh tay chân miệng chưa có dấu hiệu giảm, bác sĩ Trần Ngọc Lưu - Khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, các dấu hiệu phát hiện con em mình mắc bệnh gồm sốt (nhẹ đến cao), loét miệng, nổi hồng ban mụn nước. Các vị trí thường gặp: như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, khuỷu, mông.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo, bệnh tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa, có thể diễn tiến nặng nhanh đe dọa tính mạng. Ngành Y tế vận động mọi người dân, đặc biệt là các gia đình có trẻ dưới 5 tuổi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy cho trẻ và người chăm sóc trẻ. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất. Phụ huynh cần theo dõi sát khi trẻ bệnh để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng như giật mình, sốt cao liên tục, quấy khóc liên tục, mạch nhanh, đã nổi bông tím, yếu tay chân.

Ngọc Lê
TIN LIÊN QUAN

Nhiều trường hợp trẻ bệnh tay chân miệng nặng được cứu sống

Hạ Mây |

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người, dẫn đến dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Vừa qua, bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận thêm 4 trường hợp trẻ bệnh tay chân miệng nặng và được chữa trị kịp thời.

Số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng ở TPHCM tăng liên tục

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Trong tháng 6 năm 2023, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) đều gia tăng. Ngành Y tế thành phố đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Bệnh tay chân miệng do chủng virus EV71 chuyển biến khó lường

Hà Lê |

Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 1.200 trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám với gần 500 trẻ phải nhập viện điều trị. Trong số đó có 20 - 30% trường hợp là nhiễm chủng virus EV71.

Nguy cơ tái nhiễm tay chân miệng ở trẻ

Hạ Mây |

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu - Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 lưu ý phụ huynh, mặc dù con trẻ đã khỏi bệnh tay chân miệng nhưng nếu tiếp xúc với nguồn lây vẫn có nguy cơ mắc bệnh, bởi miễn dịch ở trẻ em đối với bệnh này không bền vững.

Nhiều trường hợp trẻ bệnh tay chân miệng nặng được cứu sống

Hạ Mây |

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người, dẫn đến dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Vừa qua, bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận thêm 4 trường hợp trẻ bệnh tay chân miệng nặng và được chữa trị kịp thời.

Số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng ở TPHCM tăng liên tục

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Trong tháng 6 năm 2023, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) đều gia tăng. Ngành Y tế thành phố đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Bệnh tay chân miệng do chủng virus EV71 chuyển biến khó lường

Hà Lê |

Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 1.200 trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám với gần 500 trẻ phải nhập viện điều trị. Trong số đó có 20 - 30% trường hợp là nhiễm chủng virus EV71.

Nguy cơ tái nhiễm tay chân miệng ở trẻ

Hạ Mây |

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu - Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 lưu ý phụ huynh, mặc dù con trẻ đã khỏi bệnh tay chân miệng nhưng nếu tiếp xúc với nguồn lây vẫn có nguy cơ mắc bệnh, bởi miễn dịch ở trẻ em đối với bệnh này không bền vững.