Bệnh đau mắt đỏ gia tăng sau thời gian dài vắng bóng

Hà Lê |

Tại miền Bắc thời gian gần đây bệnh đau mắt đỏ gia tăng mạnh. Chỉ trong 1 tháng trở lại đây, khoa Mắt – Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp. Trong đó, 10 - 20% trẻ gặp biến chứng nặng như: Có giả mạc cần bóc, bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc).

Đau mắt đỏ dễ lây thành dịch

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ThS.BS Lưu Thị Quỳnh Anh – Phó trưởng khoa Mắt cho biết, bệnh viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt), bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè, dễ lây lan thành dịch. Viêm kết mạc ở trẻ thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, lúc cơ thể của bé khá nhạy cảm nên dễ chịu sự tác động và tấn công bởi vi khuẩn bên ngoài. Việc chẩn đoán sớm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhất định có thể giúp hạn chế bệnh phát tán.

Bác sĩ Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, lượng mưa lớn liên tục trong vòng mấy tuần, cùng độ dốc địa hình lớn rửa trôi rất nhiều chất bẩn của môi trường. Nước ngập làm lắng đọng và hòa tan các chất độc hại, chất gây kích ứng và dị ứng... Vì thế, các bệnh lý liên quan đến nước bẩn, trong đó có bệnh mắt sẽ dễ dàng bùng phát trong lũ và sau lũ 10 ngày.

Môi trường vùng nước ngập hay trong bão lũ có độ ẩm gần như tuyệt đối, nhiệt độ môi trường từ 20 - 30 độ C khiến các vi sinh vật gây bệnh cho mắt sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, gây bệnh nhiều hơn, trong khi đó nước bẩn sẽ là môi trường lan truyền bệnh dễ dàng nhất. Do vậy, phòng ngừa bệnh mắt luôn phải đi kèm vệ sinh mắt với vệ sinh môi trường.

Viêm kết mạc và mắt hột đặc biệt sẽ gia tăng ở cộng đồng thiếu nước sạch. Ngoài ra, mưa lụt có thể gây bệnh viêm hắc võng mạc hoại tử do ký sinh trùng mang tên Toxoplasma Gondii, vốn rất dễ lây truyền qua nước bẩn như đã từng xảy ra ở Braxin. Lứa tuổi dễ mắc các bệnh mắt thuộc 2 nhóm yếu và nhạy cảm là trẻ em dưới 15 tuổi và người lớn trên 65 tuổi.

Theo ThS.BS Lưu Thị Quỳnh Anh, dịch viêm kết mạc thường do virus gây ra, 80% là Adenovirus, ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân khác như virus Herpes, thủy đậu, Poxvirus… Trẻ lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh…).

"Bệnh thường khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh – vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn). Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt… Đặc biệt, ở trẻ em, bệnh có thể xuất hiện giả mạc (là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc), viêm giác mạc chấm nông. Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của trẻ", ThS.BS Lưu Thị Quỳnh Anh cho biết.

Bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Bác sĩ Hoàng Cương cho biết, viêm kết mạc trên trẻ em thường nặng do miễn dịch tại chỗ của trẻ còn non yếu, các mô mềm quanh mắt của trẻ lỏng lẻo nên dễ bị phản ứng sưng phù trầm trọng. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám vì thấy mắt sưng như quả nhót, đỏ mắt, ra ghèn nhiều, mắt bé khó mở to để khám xét hay tra thuốc. Với trẻ nhũ nhi, bệnh hay kèm với việc xuất hiện giả mạc hay chảy máu mắt, đặt vấn đề phải khám loại trừ viêm nhiễm do bạch hầu, cầu khuẩn (não mô cầu, phế cầu).

Điều trị viêm kết mạc trên trẻ em phức tạp hơn, kéo dài hơn người lớn, đòi hỏi công sức của giới chuyên môn lẫn cha mẹ trẻ. Các biến chứng có thể gặp là trầy xước giác mạc, viêm loét giác mạc gây sẹo và loạn thị sau này, phản ứng màng bồ đào.

Viêm kết mạc vẫn là bệnh lành tính, chữa được, ít có biến chứng và di chứng. Tuy nhiên, biến chứng và di chứng vẫn là chuyện có thật, xảy ra hàng ngày (khoảng 10-15%). Với trẻ em cần đặc biệt lưu ý vì bé không biết nói, quấy khóc khiến cho việc tra nhỏ thuốc và khám mắt chi tiết khó khăn.

Những tiềm ẩn của diễn biến nặng phải luôn được cân nhắc: suy dinh dưỡng, miễn dịch kém, đang mắc viêm hô hấp hoặc bệnh tai mũi họng, tiêm chủng chưa đủ, diễn biến tại mắt trở nặng bất thường (trẻ sợ sáng, quấy khóc, sưng nề phát triển nhanh, ánh mắt mờ đục, có mủ ở lòng đen... ) để chuyển đến chuyên khoa mắt chuyên về bệnh trẻ em điều trị sớm. Với người lớn, vẫn phải khám lại cho nhiều bệnh nhân bị sẹo giác mạc, viêm giác mạc đốm, khô mắt... sau đau mắt đỏ, gần như hàng ngày.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Khai thác thủy sản trên biển 3 ngư dân gặp nạn giảm áp, 1 người nguy kịch

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh - Trong lúc xuống biển mưu sinh, khai thác thủy sản, 3 ngư dân cùng quê ở Bình Thuận gặp nạn giảm áp, trong đó một người nguy kịch.

Những ảnh hưởng tiêu cực của thiết bị điện tử đến thị lực của trẻ

An Nhiên |

Khi trẻ bị mất thị giác thì trẻ có những biểu hiện sau đây: mi mắt có thể bị sưng to do trẻ hay dụi mắt, khi chụp ảnh dưới ánh đèn flash sẽ thấy mắt trẻ có một đốm trắng chính giữa.

Chàng trai 27 tuổi nhìn mờ vì mụn mưng mủ, sưng gần mắt

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Sau một lần bị mọc mụn ở đuôi mắt trái, chàng trai cảm thấy sưng, mưng mủ kèm nhìn mờ nên nhanh chóng đến bệnh viện khám.

Nhập khẩu giác mạc cho người đàn ông sau nhiều năm khiếm thị

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh – Sau một lần mắc bệnh sởi khi mới 3 tuổi, người đàn ông đã sống trong bóng tối suốt nhiều năm. Cách duy nhất để người đàn ông có lại được ánh sáng là ghép giác mạc.

Khai thác thủy sản trên biển 3 ngư dân gặp nạn giảm áp, 1 người nguy kịch

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh - Trong lúc xuống biển mưu sinh, khai thác thủy sản, 3 ngư dân cùng quê ở Bình Thuận gặp nạn giảm áp, trong đó một người nguy kịch.

Những ảnh hưởng tiêu cực của thiết bị điện tử đến thị lực của trẻ

An Nhiên |

Khi trẻ bị mất thị giác thì trẻ có những biểu hiện sau đây: mi mắt có thể bị sưng to do trẻ hay dụi mắt, khi chụp ảnh dưới ánh đèn flash sẽ thấy mắt trẻ có một đốm trắng chính giữa.

Chàng trai 27 tuổi nhìn mờ vì mụn mưng mủ, sưng gần mắt

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Sau một lần bị mọc mụn ở đuôi mắt trái, chàng trai cảm thấy sưng, mưng mủ kèm nhìn mờ nên nhanh chóng đến bệnh viện khám.

Nhập khẩu giác mạc cho người đàn ông sau nhiều năm khiếm thị

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh – Sau một lần mắc bệnh sởi khi mới 3 tuổi, người đàn ông đã sống trong bóng tối suốt nhiều năm. Cách duy nhất để người đàn ông có lại được ánh sáng là ghép giác mạc.