Bệnh sốt xuất huyết đã được kiểm soát và liên tục giảm

Huyền Trân |

Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM cho hay các bệnh truyền nhiễm (sốt xuất huyết, tay chân miệng) trên địa bàn TPHCM đang giảm liên tục trong nhiều tuần qua. Trong tháng 10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM không ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm nào tử vong.

Nhờ nhiều biện pháp triển khai đồng bộ tại 24 quận - huyện (như diệt lăng quăng kết hợp phun thuốc tại các khu phố, địa phương có nhiều ổ dịch; vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết…), đến nay bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố cơ bản đã được kiểm soát và giảm liên tục trong 7 tuần qua dù mưa vẫn còn diễn ra liên tục. Số trường hợp mắc bệnh tháng 10.2019 giảm 17% so với tháng 9.2019. Tổng số ca mắc bệnh 10 tháng năm 2019 là 55.359, cao hơn cùng kỳ năm 2018 là 88%.

Theo nhận định của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, tỷ lệ này đã được kéo giảm đáng kể so với tỷ lệ tăng những tháng đầu năm (có thời điểm số ca tích lũy tăng trên 250% so với cùng kỳ). Với nhiều hoạt động, biện pháp được triển khai thì tỷ lệ này có thể được kéo giảm xuống  tiếp tục trong thời gian tới. Tuy nhiên, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM cũng khuyến cáo, nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết vẫn luôn xuất hiện trong môi trường xung quanh, nơi người dân sinh sống và làm việc , học tập. Vì vậy, việc duy trì các biện pháp truyền thông thay đổi hành vi, kiểm soát điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết là rất cần thiết. Bên cạnh đó, ý thức tự phòng bệnh của mỗi người dân vẫn là yếu tố quyết định kiểm soát thành công bệnh sốt xuất huyết.

Song song đó, diễn biến bệnh tay chân miệng tháng 10-2019,  giảm 18% so với tháng 9.2019. Tổng số ca mắc bệnh trong 10 tháng là 22.453, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2018. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM cho rằng,  bệnh tay chân miệng là bệnh lưu hành thường xuyên ở TPHCM, là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, để phòng tránh bệnh này thì cách ly nguồn bệnh và rửa tay sạch bằng xà phòng là quan trọng hàng đầu. Vệ sinh khử khuẩn đồ dùng cũng được xem như là một trong những biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, nhất là khi có ca bệnh nhưng không thể thay thế biện pháp rửa tay và cách ly bệnh nhân.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM cũng cho biết thêm, trong đợt giám sát thực hiện trong tháng 10 vừa qua, Trung tâm phát hiện vẫn còn đến 15% các đơn vị  trường, nhóm trẻ được giám sát chưa thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học (rửa tay sạch, thường xuyên và cách ly trẻ mắc bệnh). Vì vậy, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM đề nghị cần truyền thông, xây dựng cho mọi người một thói quen tốt là rửa sạch tay, đặc biệt đối với người chăm sóc trẻ, người lớn khi tiếp xúc trẻ; giữ cho môi trường sinh hoạt, vui chơi của trẻ luôn được sạch.

Ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã yêu cầu Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM tham mưu Sở Y tế văn bản đề nghị Sở GDĐT và UBND các quận - huyện quan tâm phối hợp với ngành y tế chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trong các trường học. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục chấn chỉnh ngay những vấn đề còn tồn tại trong quá trình kiểm tra, giám sát vừa qua.

Huyền Trân
TIN LIÊN QUAN

Vì sao nhiều trường hợp biến chứng do tiêm filler?

Anh Tú |

Tiêm filler (chất làm đầy) hiện đang là lựa chọn của phái nữ, tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích làm đẹp thì phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do người dân nghe theo lời quảng cáo của các cơ sở thẩm mỹ không phép hoặc từ những người không có chuyên môn thực hiện tiêm filler tại các cơ sở này.

Bệnh tế nhị không biết tỏ cùng ai

Hà Lê |

Áp xe và  rò hậu môn kéo dài dai dẳng sẽ gây mất tự tin, giảm chất lượng cuộc sống, giảm thời gian lao động, trường hợp nặng có thể gây viêm tấy lan toả vùng chậu, hội chứng Fournier, nhiễm trùng huyết có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không "tâm sự" khi mắc bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch chuyển hóa đang dần trẻ hoá

Anh Tú |

Hiện nay, bệnh tim mạch là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người trong xã hội hiện đại. Tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa như tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành ngày càng gia tăng. Những năm gần đây, số lượng người bệnh tim mạch chuyển hóa ngày càng bị trẻ hóa, không ít người đang trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân có thể liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống, luyện tập chưa phù hợp gây ra.

Đau gót chân: Tưởng nhẹ nhưng không nên xem thường

T.Chân |

Đau gót chân (hay còn gọi là viêm cân gan bàn chân) là một triệu chứng phổ biến hiện nay, nhất là ở những người sau 35 tuổi. Đau gót chân ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, sinh hoạt và làm việc của người bệnh.

Vì sao nhiều trường hợp biến chứng do tiêm filler?

Anh Tú |

Tiêm filler (chất làm đầy) hiện đang là lựa chọn của phái nữ, tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích làm đẹp thì phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do người dân nghe theo lời quảng cáo của các cơ sở thẩm mỹ không phép hoặc từ những người không có chuyên môn thực hiện tiêm filler tại các cơ sở này.

Bệnh tế nhị không biết tỏ cùng ai

Hà Lê |

Áp xe và  rò hậu môn kéo dài dai dẳng sẽ gây mất tự tin, giảm chất lượng cuộc sống, giảm thời gian lao động, trường hợp nặng có thể gây viêm tấy lan toả vùng chậu, hội chứng Fournier, nhiễm trùng huyết có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không "tâm sự" khi mắc bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch chuyển hóa đang dần trẻ hoá

Anh Tú |

Hiện nay, bệnh tim mạch là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người trong xã hội hiện đại. Tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa như tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành ngày càng gia tăng. Những năm gần đây, số lượng người bệnh tim mạch chuyển hóa ngày càng bị trẻ hóa, không ít người đang trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân có thể liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống, luyện tập chưa phù hợp gây ra.

Đau gót chân: Tưởng nhẹ nhưng không nên xem thường

T.Chân |

Đau gót chân (hay còn gọi là viêm cân gan bàn chân) là một triệu chứng phổ biến hiện nay, nhất là ở những người sau 35 tuổi. Đau gót chân ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, sinh hoạt và làm việc của người bệnh.