Cách nhận biết và xử lí khi bị kiến ba khoang cắn

Hạ Mây |

Hiện thời tiết TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Nam Bộ đang vào mùa mưa, đây là lúc các loài vật bay ra khỏi tổ gây hại cho sức khoẻ chúng ta, trong đó có kiến ba khoang. Bác sĩ Nguyễn Đình Thông - Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP Hồ Chí Minh) đã có những tư vấn liên quan vấn đề này.

Triệu chứng khi bị kiến ba khoang cắn

Các vùng da bị ảnh hưởng do kiến ba khoang cắn thường là cổ, cánh tay và mặt. Các triệu chứng có thể không xuất hiện rõ rệt trong 12−24 giờ đầu, sau đó chúng ta sẽ thấy xung quanh vùng da bị đốt sưng và ngứa nghiêm trọng.

Sau 2–3 ngày, các vùng da tiếp xúc sẽ đỏ dần và sưng phình ra, đồng thời xuất hiện các mụn nước nhỏ – trông giống như mụn nước khi bị phỏng. Lúc này, các vùng da quanh các khớp nơi đè trúng kiến ba khoang sẽ hình thành tổn thương đối xứng.

Các mụn nước sau đó sẽ vỡ ra và tụ lại tạo thành dạng vết thương như vết bỏng. Sau đó các vết vảy xuất hiện, hầu hết các triệu chứng bắt đầu dần hồi phục sau 2–3 tuần.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các vùng da do kiến ba khoang đốt có thể phát triển thành đợt nhiễm khuẩn thứ hai - dạng nhiễm khuẩn da.

Ngoài ra, vùng da tiếp xúc có thể chuyển thành các đốm đen. Tình trạng này còn được gọi là “mắt kiến ba khoang”, xuất hiện do bạn tiếp xúc với chất dịch cơ thể chúng. Chất dịch này chứa một loại độc tên là pederin - độc tố được cho là độc hơn nọc rắn hổ mang. Nếu bạn dùng bàn tay đã chạm phải chất độc của kiến ba khoang dụi mắt sẽ khiến cho mắt bị sưng tấy, đỏ và nhiều biến chứng khác.

Tình trạng viêm da do bị kiến ba khoang đốt dễ bị lẫn lộn với mụn Herpes, vết bỏng nước, phản ứng dị ứng cấp tính, viêm da do động vật nhiều chân và viêm da tiếp xúc.

Cách xử lý nhanh khi bị kiến ba khoang cắn

Khi bị kiến ba khoang đốt, chúng ta cần xử lý ngay lập tức để ngăn vết thương trở nên trầm trọng hơn. Bác sĩ Nguyễn Đình Thông có lời khuyên, khi bạn tiếp xúc với kiến ba khoang hay lỡ đè phải chúng, hãy lập tức rửa tay và vùng da tiếp xúc bằng xà phòng. Lưu ý rửa nhẹ nhàng để không làm trầy xước vết thương.

Sau đó, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình vết thương để hướng dẫn bạn cách xử lí. Một số loại thuốc thường được chỉ định để chữa trị kiến ba khoang cắn như thuốc bôi tại chỗ chứa corticoid, thuốc uống kháng histamin, thuốc kháng sinh… Trường hợp nhẹ sẽ tiến hành sát trùng và các triệu chứng sẽ tự khỏi sau vài tuần.

"Chúng ta tuyệt đối không nên áp dụng các phương pháp dân gian, truyền miệng. Điều này có thể khiến vết thương lan rộng và khó xử lí hơn" - bác sĩ Thông nhấn mạnh.

Cách xử trí khi phát hiện kiến ba khoang

Nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người hay quần áo, đồ đạc trong nhà, không nên dùng tay giết chết, chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người. Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ.

Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc. Bởi lẽ, trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Khi chất độc này dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả.

Hạ Mây
TIN LIÊN QUAN

Những bệnh lí thường gặp khi thời tiết giao mùa

Hạ Mây |

Vào thời điểm sang hè, thời tiết nắng nóng và có những cơn mưa bất chợt, là nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc bệnh. Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) đã có những thông tin về các bệnh dễ mắc khi giao mùa, mọi người cần biết cách phòng ngừa.

Cảnh báo viêm da cơ địa mùa hanh khô

Thanh Chân |

Viêm da cơ địa là bệnh lý da viêm mạn tính, thường ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh cần lưu ý các triệu chứng để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Làm sao để xóa bỏ nỗi lo viêm da cơ địa?

An Nhiên |

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mạn tính, dễ tái đi tái lại gây ngứa ngáy khó chịu và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Những bí quyết đuổi côn trùng mà không cần dùng đến hóa chất độc hại

Thảo Hương (Theo Bright side) |

Trang Bright side đã chỉ ra những bí quyết đuổi côn trùng hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc xịt côn trùng chứa hóa chất độc hại.

Những bệnh lí thường gặp khi thời tiết giao mùa

Hạ Mây |

Vào thời điểm sang hè, thời tiết nắng nóng và có những cơn mưa bất chợt, là nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc bệnh. Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) đã có những thông tin về các bệnh dễ mắc khi giao mùa, mọi người cần biết cách phòng ngừa.

Cảnh báo viêm da cơ địa mùa hanh khô

Thanh Chân |

Viêm da cơ địa là bệnh lý da viêm mạn tính, thường ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh cần lưu ý các triệu chứng để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Làm sao để xóa bỏ nỗi lo viêm da cơ địa?

An Nhiên |

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mạn tính, dễ tái đi tái lại gây ngứa ngáy khó chịu và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Những bí quyết đuổi côn trùng mà không cần dùng đến hóa chất độc hại

Thảo Hương (Theo Bright side) |

Trang Bright side đã chỉ ra những bí quyết đuổi côn trùng hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc xịt côn trùng chứa hóa chất độc hại.