Cẩn thận với dây rốn quấn cổ trong quá trình mang thai

ANH NHÀN |

Tần suất dây rốn quấn cổ chiếm khoảng 10 - 29% số thai kỳ và gia tăng theo tuổi thai. Ngoài ra còn ghi nhận dây rốn quấn ở những vị trí khác trên cơ thể như tứ chi, thân mình, thậm chí toàn thân. Đây là hiện tượng thường gặp trong mỗi thai kỳ, việc cần làm là các sản phụ không nên lo lắng quá mức mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé. 

Cứu sống thai nhi có 6 vòng dây rốn quấn quanh người

Cuối tháng 5, các bác sĩ bệnh viện Hùng Vương (quận 5, TPHCM) vừa mổ thành công cứu sống một thai nhi chào đời. Trường hợp của bé trai được xem là “kỳ tích” vì có đến 6 vòng dây rốn quấn cổ, quấn bụng và quấn chéo từ cổ xuống bụng. Bé trai kháu khỉnh nặng khoảng 2kg, là con đầu của sản phụ P.V.A.T (30 tuổi). 

Trước đó, sản phụ P.V.A.T nhập viện ở tuổi thai 29 tuần 5 ngày với rất nhiều nguy cơ như cao huyết áp, đái tháo đường, thai chậm tăng trưởng. Sản phụ được theo dõi chặt chẽ, điều trị tích cực và thường xuyên được hội chẩn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Với 6 vòng dây rốn quấn chặt, việc mất tim thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không có dấu hiệu báo trước. Đây là việc hết sức nguy hiểm ảnh hưởng đến sự an toàn của thai. 

Sau 7 tuần điều trị tại bệnh viện, các bác sĩ đã kéo dài thai kỳ hơn 1,5 tháng an toàn. Tuy không được như kỳ vọng song cơ hội sống đã được cải thiện rất đáng kể với các chỉ số sinh học của sản phụ được kiểm soát tốt và tình trạng thai có cải thiện. 

Sau khi phẫu thuật cứu sống thai nhi thành công, cả ekip Bệnh viện Hùng Vương thở phào nhẹ nhõm, họ đánh giá việc bé trai chào đời được xem là may mắn. Tình trạng thai nhi có dây rốn quấn cổ nhiều vòng rất hiếm gặp. Trường hợp dây rốn quấn liên tục ở 3 vị trí và mỗi vị trí đều có 2 vòng, tất cả các vòng đều chặt được xem là chưa từng thấy. Không thể giải thích được cơ chế hay lý do của tình trạng này nhưng đây đây là nguyên nhân chính làm giảm lưu lượng máu qua thai dẫn đến hậu quả thai suy dinh dưỡng nặng.

“Hơn 30 năm trong nghề, đây là lần đầu tiên được chứng kiến một sự việc kỳ lạ như vậy. Hy vọng em bé đã vượt qua thử thách hôm nay sẽ tiếp tục vượt qua những khó khăn trong tương lai” - bác sĩ Quốc Hùng - người trực tiếp trong ca phẫu thuật cứu sống bệnh nhi chia sẻ.

Hiểu đúng về hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi

Nhóm bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Hùng Vương giải thích, dây rốn quấn cổ là hiện tượng xảy ra khi dây rốn quấn quanh cổ thai nhi 360 độ khi thai nhi còn trong tử cung. Dây rốn quấn một vòng thường gặp hơn quấn nhiều vòng. Quan sát các ca sinh trong thực tế, tần suất dây rốn quấn cổ chiếm khoảng 10 -29% số thai kỳ và gia tăng theo tuổi thai, ngoài ra còn ghi nhận dây rốn quấn ở những vị trí khác với tỉ lệ thấp hơn như tứ chi, thân mình, thậm chí toàn thân. 

Đa số trường hợp có dây rốn quấn cổ không dẫn tới di chứng và tử vong. Tuy nhiên, dây rốn quấn cổ có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài cho em bé khi chào đời. Trường hợp dây rốn siết chặt sẽ gây ra tác động tương tự như việc thắt cổ thai nhi, đồng thời dẫn tới tắc nghẽn dòng máu lưu thông trong tĩnh mạch rốn. Nguy hiểm hơn, còn có thể xảy ra khả năng trẻ sơ sinh do bị ngạt trong lúc chuyển dạ. 

Nguyên nhân dẫn đến dây rốn quấn cổ có thể do người mẹ mang song thai hoặc đa thai, đa ối, dây rốn quá dài hoặc cấu trúc dây rốn có sự bất thường. Trong đa số các trường hợp, dây rốn quấn cổ không làm tăng tỉ lệ những biến chứng lâm sàng lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trong một số trường hợp rất hiếm, dây rốn quấn cổ có thể làm thai lưu, thai chậm tăng trưởng, tăng tần suất rối loạn nhịp tim thai hoặc nặng hơn còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh sau này của trẻ. 

Tình trạng dây rốn quấn cổ có thể chẩn đoán trước khi sinh bằng siêu âm màu. Tuy vậy, các bác sĩ khuyên không nên tầm soát hiện tượng này trước sinh. Lý do là vì rất nhiều các bào thai có dây rốn quấn cổ trẻ sơ sinh nên việc tầm soát là không cần thiết vì thường khiến thai phụ lo lắng quá mức ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. 

ANH NHÀN
TIN LIÊN QUAN

Bể bơi - ổ bệnh của mùa hè

Hà Lê |

Vào những ngày nắng nóng, một trong những cách giải nhiệt được nhiều người nghĩ tới là xuống bể bơi. Tuy nhiên, bể bơi công cộng nếu nguồn nước không được thay thường xuyên dẫn tới tình trạng ô nhiễm, mất vệ sinh, nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh.

Cẩn trọng khi đắp mặt na đông y không rõ nguồn gốc

Anh Nhàn |

Nghe theo lời quảng cáo về một loại mặt nạ đông y đắp lên đẹp, trắng da, cô gái 21 tuổi mua về sử dụng khiến mặt bị sưng phù, nổi mụn mủ… phải nhập viện điều trị. 

Ngày hè nắng nóng coi chừng sốc nhiệt

Hà Lê |

Cả nước đang trải qua một đợt nắng nóng cao độ với nhiệt độ ngoài trời thường xuyên ở mức cao. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy rất dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe do nóng như cháy nắng, chuột rút, ngất, say nắng… trong đó nguy hiểm nhất là sốc nhiệt (Heat Stroke).

Những dấu hiệu nhận biết bệnh huyết áp thấp

Hà Thanh |

Nếu huyết áp thấp nhưng không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào thì không cần thiết phải lo lắng. Vì huyết áp thấp chỉ nguy hiểm khi kèm theo các triệu chứng như hoa mắt hoặc chóng mặt, đau đầu, nhịp thở nhanh, mệt mỏi, trầm cảm, cảm giác khát...

Bể bơi - ổ bệnh của mùa hè

Hà Lê |

Vào những ngày nắng nóng, một trong những cách giải nhiệt được nhiều người nghĩ tới là xuống bể bơi. Tuy nhiên, bể bơi công cộng nếu nguồn nước không được thay thường xuyên dẫn tới tình trạng ô nhiễm, mất vệ sinh, nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh.

Cẩn trọng khi đắp mặt na đông y không rõ nguồn gốc

Anh Nhàn |

Nghe theo lời quảng cáo về một loại mặt nạ đông y đắp lên đẹp, trắng da, cô gái 21 tuổi mua về sử dụng khiến mặt bị sưng phù, nổi mụn mủ… phải nhập viện điều trị. 

Ngày hè nắng nóng coi chừng sốc nhiệt

Hà Lê |

Cả nước đang trải qua một đợt nắng nóng cao độ với nhiệt độ ngoài trời thường xuyên ở mức cao. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy rất dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe do nóng như cháy nắng, chuột rút, ngất, say nắng… trong đó nguy hiểm nhất là sốc nhiệt (Heat Stroke).

Những dấu hiệu nhận biết bệnh huyết áp thấp

Hà Thanh |

Nếu huyết áp thấp nhưng không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào thì không cần thiết phải lo lắng. Vì huyết áp thấp chỉ nguy hiểm khi kèm theo các triệu chứng như hoa mắt hoặc chóng mặt, đau đầu, nhịp thở nhanh, mệt mỏi, trầm cảm, cảm giác khát...