Cẩn trọng khi trẻ bị điếc đột ngột

Vinh Phú |

Ghi nhận tình hình hiện nay các trẻ lớn có tỉ lệ mắc bệnh lý điếc đột ngột tăng nhiều hơn so với những năm trước đây với nhiều nguyên nhân khác nhau. Phụ huynh cần theo dõi sát những biểu hiện của con trẻ mỗi khi con có dấu hiệu nghe kém.

Chương trình Lời cảnh báo tuần này cập nhật về việc phụ huynh nên cẩn trọng khi trẻ có dấu hiệu bị điếc đột ngột.

Điếc đột ngột là tình trạng giảm hoặc mất thính lực ở một bên tai, hiếm khi hai bên tai. Trên thực tế, bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và cả trẻ em.

Chị Huỳnh Thanh Trúc, ngụ TPHCM lo lắng khi thỉnh thoảng con mình không phản ứng trước lời nói của mẹ mỗi khi con tập trung làm một việc gì đó. Tương tự, trường hợp con nhỏ của chị Đậu Mai đã từng mắc phải tình trạng khó nghe, đau đầu và tai cùng lúc, sau khi thăm khám bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc chứng điếc đột ngột.

Theo ThS. BS Hồ Ngọc Lợi, hiện đang công tác tại phòng khám nhi, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, một số bệnh viện ghi nhận tình hình các trẻ lớn có tỉ lệ mắc bệnh lý điếc đột ngột tăng nhiều hơn so với trước đây. Một số nguyên nhân gây bệnh có thể đến từ áp lực học tập dẫn đến tình trạng co thắt mạch máu nuôi, dẫn đến thiếu máu nuôi ở vùng tai. Ngoài ra, việc bị cảm lạnh, nhiễm siêu vi dẫn tới viêm nhiễm, gây co thắt ở vùng tai, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận âm thanh.

Bác sĩ khuyên phụ huynh cần theo dõi sát những biểu hiện của con trẻ mỗi khi con có dấu hiệu nghe kém. Phụ huynh nên lưu ý xem con có thường xuyên ngoáy tai hay để sát tai về hướng ba mẹ mỗi khi con lắng nghe, chú ý đến việc những dị vật vô tình rơi vào tai trẻ khiến tai có dịch hoặc máu. Những lúc đó cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành thăm khám và chẩn đoán.

Để phòng tránh trường hợp trẻ bị điếc đột ngột, phụ huynh không nên để con tắm nước lạnh, thức khuya học bài. Thay vào đó, phụ huynh cần sắp xếp lịch học và thời gian nghỉ ngơi cho con tại nhà hợp lý, không để con căng thẳng, áp lực học hành. Đối với trẻ nhỏ, cần quan sát con trong tầm mắt, không để trẻ để dị vật vào trong tai.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên lưu ý để hạn chế việc con sử dụng tai nghe quá lâu hoặc sử dụng tai nghe không đúng cách, mở mức độ âm thanh quá lớn,...

Lời cảnh báo là chương trình cung cấp cho người dân những kiến thức bổ ích về các vấn đề trong cuộc sống như sức khỏe, giáo dục, xã hội… được phát sóng vào lúc 19h50 thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1.

Vinh Phú
TIN LIÊN QUAN

Dừng ngay thói quen ngoáy tai

Hà Lê |

Đã rất nhiều các sản phẩm được quảng cáo để làm sạch tai như “Loại bỏ ráy tai tự nhiên”, nhưng đây là phương pháp làm sạch tai mà bạn chắc chắn nên tránh.

Sử dụng tai nghe đúng cách không gây hại cho tai

Nguyễn Ly |

Không đeo tai nghe trong thời gian dài, chỉ nên nghe âm thanh ở ngưỡng dưới 70 decibel (dB), giảm dần âm lượng nếu phải nghe hơn 90 phút… là những cách giúp bảo vệ tai.

Ra mắt video K-Pop bằng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người Điếc Việt Nam

Thanh Hương |

Chào mừng Ngày Quốc tế Người Khuyết tật (3.12.2021), Đại sứ quán Hàn Quốc và Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc phối hợp với Trung tâm Đào tạo Ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội ra mắt “Video K-Pop bằng ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam”.

Nghe kém - “thủ phạm” khiến trẻ nói ngọng

Hà Lê |

Trẻ nói ngọng, phát âm không rõ ràng sẽ cảm thấy tự ti và dẫn đến việc ngại giao tiếp, thậm chí có những trẻ trầm cảm vì nói ngọng. Ngoài ra, việc nói ngọng do nghe kém có thể làm ảnh hưởng đến đọc – viết sai, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học tiếng Việt lẫn ngoại ngữ.

Dừng ngay thói quen ngoáy tai

Hà Lê |

Đã rất nhiều các sản phẩm được quảng cáo để làm sạch tai như “Loại bỏ ráy tai tự nhiên”, nhưng đây là phương pháp làm sạch tai mà bạn chắc chắn nên tránh.

Sử dụng tai nghe đúng cách không gây hại cho tai

Nguyễn Ly |

Không đeo tai nghe trong thời gian dài, chỉ nên nghe âm thanh ở ngưỡng dưới 70 decibel (dB), giảm dần âm lượng nếu phải nghe hơn 90 phút… là những cách giúp bảo vệ tai.

Ra mắt video K-Pop bằng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người Điếc Việt Nam

Thanh Hương |

Chào mừng Ngày Quốc tế Người Khuyết tật (3.12.2021), Đại sứ quán Hàn Quốc và Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc phối hợp với Trung tâm Đào tạo Ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội ra mắt “Video K-Pop bằng ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam”.

Nghe kém - “thủ phạm” khiến trẻ nói ngọng

Hà Lê |

Trẻ nói ngọng, phát âm không rõ ràng sẽ cảm thấy tự ti và dẫn đến việc ngại giao tiếp, thậm chí có những trẻ trầm cảm vì nói ngọng. Ngoài ra, việc nói ngọng do nghe kém có thể làm ảnh hưởng đến đọc – viết sai, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học tiếng Việt lẫn ngoại ngữ.