Cẩn trọng tránh tử vong vì mắc bệnh dại khi bị động vật cắn

Nguyễn Ly - Chân Phúc |

Khi bị động vật tấn công như chó cắn, mèo cào, chuột cắn… nếu không chú ý và tiêm vaccine phòng dại đầy đủ, khi phát bệnh dại tỉ lệ tử vong sẽ rất lớn.

Đứng trong phòng chờ tiêm vaccine phòng bệnh, anh N.V.T (28 tuổi, ngụ TPHCM) đang lo lắng về tình trạng sức khoẻ của mình sau khi chó nhà mình nuôi cắn vào tay. 

Theo anh T, hôm đó là ngày mùng 2 Tết, như mọi khi anh sẽ mang cơm cho chó nhà mình ăn và chơi đùa với nó. Tuy nhiên, chú chó bất ngờ tấn công và cắn mạnh vào tay anh khiến tay chảy máu, bị thương. Lo có chuyện chẳng lành, anh liền đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM để được tiêm vaccine phòng bệnh dại. 

“Tôi được bác sĩ khám và tư vấn, những ngày tới sẽ tiêm liên tục ít nhất 3 mũi để phòng ngừa bệnh dại. Sau mỗi lần tiêm tôi sẽ được theo dõi sau tiêm và tư vấn, phòng ngừa có biến chứng gì xuất hiện”, anh T chia sẻ. 

BS.CKI Bùi Hoàng Trương – Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cho biết, những ngày Tết Quý Mão 2023 bệnh viện tiếp nhận gần 2.000 trường hợp phải đến tiêm vaccine phòng dại do bị động vật tấn công. Đa phần bệnh nhân đều đến sớm, trong tình trạng vết thương sâu, có một số trường hợp phải được xử trí vết thương ở các chuyên khoa khác. 

Đối với các vết thương do động vật cắn, người dân cần đến bệnh viện để được tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt. Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế đã phân độ cho những trường hợp bị động vật tấn công, đa phần những vết thương ở độ 2-3. 

Ngoài những trường hợp đến sớm, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cũng ghi nhận có những trường hợp nhập viện muộn vì chủ quan. Đa số những bệnh nhân này thường chỉ theo dõi con vật ở nhà, không chích ngừa. Điều này dẫn đến nguy cơ khi bệnh nhân không may bị động vật cắn, tỉ lệ tử vong cao. Và các bác sĩ tại Bệnh viện vẫn tiêm đầy đủ mũi vaccine phòng dại cho bệnh nhân đến muộn, nhưng cũng phải tư vấn để bệnh nhân và gia đình chuẩn bị tình huống xấu nhất có thể xảy ra. 

Cũng theo bác sĩ Hoàng Trương, thông thường bệnh dại sẽ ủ bệnh 3 ngày đến hơn 3 tháng, thậm chí có những trường hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM đã từng ghi nhận bệnh nhân 20 năm sau mới phát bệnh dại.

Bệnh dại có 2 thể, thể hung dữ và thể liệt. Thể hung dữ chiếm đa phần và có triệu chứng. Đặc biệt, vết thương ở đầu, mặt, cổ càng phải tiêm sớm nhất có thể vì đây là những vị trí gần với não bộ hoặc các bộ phận tập trung nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục. Một khi virus xâm nhập sâu vào não bộ, người bệnh sẽ có biểu hiện mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió, mắt long sòng sọc, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp, không thể uống nước, không nuốt được, ăn uống trở nên rất khó khăn và có nguy cơ tử vong chỉ sau 1 -7 ngày kể từ khi phát bệnh.

Người dân xếp hàng tiêm vaccine, trong đó có vaccine phòng bệnh dại. Ảnh: NGUYỄN LY
Người dân xếp hàng tiêm vaccine, trong đó có vaccine phòng bệnh dại. Ảnh: Nguyễn Ly

Ngoài tiêm vaccine phòng dại sớm, một điều quan trong của những bệnh nhân bị động vật tấn công là phải theo dõi con vật 10 ngày, xem con vật có dấu hiệu bị bệnh hay không, hoặc có đi mất không theo dõi được thì lúc này sẽ được bác sĩ cho chích huyết thanh. Sau khi tiêm theo dõi phản ứng sau tiêm, dị ứng, sốt, mệt và những triệu chứng khác để bệnh nhân đến và được tư vấn tiếp theo. 

Nguyễn Ly - Chân Phúc
TIN LIÊN QUAN

Chuột cắn có thể biến chứng, nguy cơ tử vong cao

Hà Lê |

Trong và sau lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng. Bên cạnh những bệnh do nhiễm khuẩn như: Sốt xuất huyết, tiêu chảy, lỵ, đau mắt, nhiễm khuẩn da..., người dân còn có thể bị nhiễm một số bệnh do côn trùng hoặc động vật gây ra, trong đó có bệnh do chuột cắn. Nhiều người sau khi bị chuột cắn coi thường nên khi phát bệnh cũng không nghĩ tới nguyên nhân này.

Nhịp sống 24h: Khỉ nuôi xổng chuồng, quậy phá, cắn trẻ em ở đảo Phú Quý

Thanh Thanh (T/H) |

Nhịp sống 24h: Ngành du lịch vượt mốc 72 triệu lượt du khách, tổng thu 316.000 tỉ đồng; Khỉ nuôi xổng chuồng, quậy phá, cắn trẻ em ở đảo Phú Quý; Cải tạo hàng trăm ổ voi, ổ gà trên “đoạn đường đau khổ” Kim Giang

Bé trai 8 tuổi bị chó cắn đa thương tích

Hà Lê |

Chiều 5.6, Trung tâm cấp cứu 115 - Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) phối hợp cùng Phòng khám đa khoa Hùng Vương - Sơn Dương tiếp nhận cấp cứu bé trai 8 tuổi (ở Tuyên Quang) bị chó cắn.

Nhịp sống 24h: Kéo đuôi thú cưng, em bé 6 tháng tuổi bị cắn xuyên sọ

HẠ MÂY (TH) |

Nhịp sống 24h: Kéo đuôi thú cưng, em bé 6 tháng tuổi bị cắn xuyên sọ; Nhiều người dân đổ xăng đầy bình vì lo xăng tiếp tục tăng giá "khủng"...

Chuột cắn có thể biến chứng, nguy cơ tử vong cao

Hà Lê |

Trong và sau lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng. Bên cạnh những bệnh do nhiễm khuẩn như: Sốt xuất huyết, tiêu chảy, lỵ, đau mắt, nhiễm khuẩn da..., người dân còn có thể bị nhiễm một số bệnh do côn trùng hoặc động vật gây ra, trong đó có bệnh do chuột cắn. Nhiều người sau khi bị chuột cắn coi thường nên khi phát bệnh cũng không nghĩ tới nguyên nhân này.

Nhịp sống 24h: Khỉ nuôi xổng chuồng, quậy phá, cắn trẻ em ở đảo Phú Quý

Thanh Thanh (T/H) |

Nhịp sống 24h: Ngành du lịch vượt mốc 72 triệu lượt du khách, tổng thu 316.000 tỉ đồng; Khỉ nuôi xổng chuồng, quậy phá, cắn trẻ em ở đảo Phú Quý; Cải tạo hàng trăm ổ voi, ổ gà trên “đoạn đường đau khổ” Kim Giang

Bé trai 8 tuổi bị chó cắn đa thương tích

Hà Lê |

Chiều 5.6, Trung tâm cấp cứu 115 - Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) phối hợp cùng Phòng khám đa khoa Hùng Vương - Sơn Dương tiếp nhận cấp cứu bé trai 8 tuổi (ở Tuyên Quang) bị chó cắn.

Nhịp sống 24h: Kéo đuôi thú cưng, em bé 6 tháng tuổi bị cắn xuyên sọ

HẠ MÂY (TH) |

Nhịp sống 24h: Kéo đuôi thú cưng, em bé 6 tháng tuổi bị cắn xuyên sọ; Nhiều người dân đổ xăng đầy bình vì lo xăng tiếp tục tăng giá "khủng"...