Chuột cắn có thể biến chứng, nguy cơ tử vong cao

Hà Lê |

Trong và sau lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng. Bên cạnh những bệnh do nhiễm khuẩn như: Sốt xuất huyết, tiêu chảy, lỵ, đau mắt, nhiễm khuẩn da..., người dân còn có thể bị nhiễm một số bệnh do côn trùng hoặc động vật gây ra, trong đó có bệnh do chuột cắn. Nhiều người sau khi bị chuột cắn coi thường nên khi phát bệnh cũng không nghĩ tới nguyên nhân này.

Nhiều nơi ở Việt Nam, chuột là 1 món đặc sản, được chế biến làm nhiều món nhưng chuột cũng là 1 mầm bệnh nguy hiểm, trong đó có căn bệnh sốt do chuột cắn vô cùng hiếm gặp nhưng cũng để lại biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao.

Theo các bác sĩ khoa Bệnh lây đường tiêu hóa (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), sốt do chuột cắn là 1 bệnh hiếm khi được chẩn đoán. Đây là bệnh do động vật truyền, lây sang người thông qua các vết cắn hoặc vết cào của động vật thuộc bộ gặm nhấm, nhất là chuột hoặc một số loài thú nuôi (như chó, mèo...). Dựa vào mầm bệnh người ta phân biệt hai loại bệnh sốt do chuột cắn là Sodoku do xoắn khuẩn Spirillum minus và bệnh Haverhill do trực khuẩn Streptobacillus moniliformis gây ra. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp, sốt có thể gây ra bệnh nặng và tử vong.

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh - khoa Bệnh lây đường tiêu hóa (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết: Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vi khuẩn gây bệnh. Từ khi bị chuột cắn, thời kỳ ủ bệnh từ 5 ngày đến 4 tuần, rồi bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng: sốt cao 39-40 độ C, rét run, đặc trưng bởi sốt gián đoạn từng cơn. Các cơn sốt tái đi tái lại sau những khoảng thời gian không sốt. Trong thời gian mắc bệnh, bệnh nhân thường có biểu hiện đau cơ khớp, có thể phát triển thành viêm khớp. Một số bệnh nhân còn có các triệu chứng thần kinh như: đau đầu ảo giác, tình trạng mê sảng dẫn đến hôn mê.

Mầm bệnh tồn tại và phát triển trong hệ thống hô hấp trên (mũi và hầu họng) của chuột hay một số loài gặm nhấm khác. Hầu hết chuột dù mang vi khuẩn trong cơ thể nhưng không có triệu chứng và không có biểu hiện bệnh lý, chỉ một số ít trường hợp chuột bị bệnh.

Vi khuẩn lây từ động vật gặm nhấm sang người thông qua vết cắn hoặc vết xước có dính nước bọt của chúng, nguy cơ lên đến 10%. Thường xuyên tiếp xúc với chuột như người làm việc trong phòng thí nghiệm, buôn bán vật nuôi, sống trong khu vực nhiều chuột sinh sống làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt do chuột cắn lên gấp nhiều lần.

Các biến chứng bao gồm: viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm phổi, áp xe khu trú, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp sinh mủ và suy đa tạng. Đặc biệt, nguy cơ tử vong do các biến chứng này đã được báo cáo có thể lên đến khoảng 50%.

Cũng theo các bác sĩ khoa Bệnh lây đường tiêu hóa (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), xử lý vết cắn của động vật bằng cách rửa sạch vết thương và tiêm phòng uốn ván hoặc bệnh dại.

Điều trị kháng sinh: Penicillin là lựa chọn điều trị cho người bị bệnh chuột cắn, và điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa các biến chứng nặng. Tỉ lệ tử vong của bệnh là khoảng 13% ở những bệnh nhân không được điều trị. Điều trị theo kinh nghiệm nên được bắt đầu ngay lập tức ở những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng và có yếu tố liên quan đến chuột cắn, hay có nuôi hay chăm sóc chúng.

Ở bệnh nhân có thể biến chứng nghiêm trọng, đáp ứng điều trị phải được đánh giá cẩn thận và điều trị tích cực hơn (ví dụ: dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch cao hơn hoặc kéo dài) nếu bệnh nhân không có dấu hiệu lâm sàng cải thiện.

Các bác sĩ khuyến cáo, diệt trừ chuột và loài gặm nhấm gây hại, nhất là ở các khu vực thành thị đông dân cư; Không sử dụng nguồn nước và nguồn thực phẩm có khả năng bị ô nhiễm do sự có mặt của chuột; Nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên tại các cửa hàng, trang trại nuôi chuột hoặc loài gặm nhấm khác cần sử dụng găng tay khi tiếp xúc với động vật, ngoài ra cần làm sạch lồng chuột và vệ sinh xử lý chất thải của chuột đúng quy cách; Những người nuôi chuột không nên hôn hoặc liếm chúng và nên rửa tay sau khi chạm vào động vật.

Sau khi bị chuột cắn, có nguy cơ bị phơi nhiễm và nhiễm mầm bệnh như bị chuột cắn, cào làm xước da cần uống thuốc dự phòng ngay. Có thể lựa chọn kháng sinh nhóm penicillin và uống trong vòng 3 ngày. Mặc dù vậy, hiệu quả của liệu pháp kháng sinh dự phòng vẫn còn chưa thực sự được kiểm chứng và đảm bảo chắc chắn về hiệu quả.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Cẩn thận với các chất gây ung thư có thể đang ẩn náu xung quanh bạn

Hương Lê (Theo Secretchina) |

Ung thư có thể đến từ nhiều nguyên nhiên và một trong số đó là các chất gây ung thư. Cần biết và tránh xa để giảm khả năng mắc bệnh ung thư.

Cảnh báo nguy hiểm nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Hạ Mây |

Hiện nay, tỉ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây không ngừng gia tăng. Đái tháo đường là một trong số các bệnh lý đặc trưng của xã hội hiện đại. Đái tháo đường được mệnh danh là một sát thủ thầm lặng vì các biến chứng mà nó gây ra như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận, hoại tử chi, mù lòa…

5 dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan

THANH NGỌC (THEO EAT THIS NOT THAT) |

Trang Eat this not that chỉ ra 5 dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan.

Nhiễm giun sán qua đường da, mắt và ăn uống nguy hiểm như thế nào?

HƯƠNG SƠN |

Bệnh giun sán ở trẻ là bệnh rất thường gặp, tuy nhiên, nếu cha mẹ lơ là, không quan tâm và không điều trị sớm tình trạng này sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng khó lường. 

Cẩn thận với các chất gây ung thư có thể đang ẩn náu xung quanh bạn

Hương Lê (Theo Secretchina) |

Ung thư có thể đến từ nhiều nguyên nhiên và một trong số đó là các chất gây ung thư. Cần biết và tránh xa để giảm khả năng mắc bệnh ung thư.

Cảnh báo nguy hiểm nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Hạ Mây |

Hiện nay, tỉ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây không ngừng gia tăng. Đái tháo đường là một trong số các bệnh lý đặc trưng của xã hội hiện đại. Đái tháo đường được mệnh danh là một sát thủ thầm lặng vì các biến chứng mà nó gây ra như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận, hoại tử chi, mù lòa…

5 dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan

THANH NGỌC (THEO EAT THIS NOT THAT) |

Trang Eat this not that chỉ ra 5 dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan.

Nhiễm giun sán qua đường da, mắt và ăn uống nguy hiểm như thế nào?

HƯƠNG SƠN |

Bệnh giun sán ở trẻ là bệnh rất thường gặp, tuy nhiên, nếu cha mẹ lơ là, không quan tâm và không điều trị sớm tình trạng này sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng khó lường.