Cẩn trọng với những nốt mụn tưởng vô hại ở bệnh nhân đái tháo đường

Nguyễn Ly |

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường), nếu bị nổi mụn nhọt mà nhận thấy nhọt to hơn, gây đau nhức, hoại tử da lưng thì lúc này bệnh nhân có thể đang đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng…

Không nên chủ quan với những mụn nhọt

Bệnh nhân nam P.T.C (35 tuổi, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) vốn có bệnh sử bị tiểu đường type 2 hơn 4 năm. Đây là lần thứ 3, anh nhập viện vì đường huyết tăng cao kèm nhiễm toan ceton là biến chứng cấp tính nguy hiểm ở người tiểu đường.

Trước đó ngày 10.8, anh thấy mụn nhọt ở sau lưng. Lúc đầu nhọt chỉ to bằng hạt đậu phộng, sau 1 tuần tự mua thuốc bôi và uống kháng sinh, khối nhọt tăng vọt hơn 20cm, sưng đỏ, đau kèm sốt. Khi ngủ, anh C. phải nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Áo và ga giường ướt đẫm vì mủ rỉ ra từ mụn nhọt. Sau đó, anh C thấy đau nhiều hơn, người mệt lả, tưởng chừng không chịu nổi nên đến bệnh viện.

BS.CKI Phan Tuấn Trọng - Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh) cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng đau nhức nhiều ở lưng và bụng, xuất hiện ổ viêm sưng trên lưng, nhô lên như một quả cam, có rỉ mủ và máu, da xung quanh chuyển qua màu đỏ tím. Anh C được chỉ định xét nghiệm máu, bao gồm đường huyết, cấy mủ vết thương tìm vi trùng, siêu âm phần mềm vị trí đau nhức, chụp X-quang ngực thẳng…

Kết quả đường huyết đo tại giường cao 400 mg/dL (người bình thường dao động từ 70 – 100 mg/dL). Tình trạng người bệnh mệt, nghi ngờ biến chứng cấp do tăng đường máu, bác sĩ cho anh C làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán, đồng thời xử trí tình trạng tăng đường huyết, bù dịch, điều trị kháng sinh cho người bệnh và hội chẩn với bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường.

Tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BS.CKII Đinh Thị Thảo Mai cho biết, người bệnh đái tháo đường bị áp xe lưng, nhiễm trùng da, đường máu cao, nhiễm toan ceton với kết quả xét nghiệm HbA1c cao gấp đôi bình thường, định lượng ceton trong máu cao 2.94 mmol/L (chỉ số bình thường từ 0.03 – 0.3 mmol/L). Áp xe lưng là một tình trạng nhiễm trùng có thể gây nhiễm trùng huyết và gây rối loạn chuyển hóa đường huyết nặng nề.

Trường hợp anh C nếu không điều trị kịp thời, vị trí nhiễm trùng có thể gây hoại tử lan rộng và sâu tới khoang ngực và các mô xung quanh, nhiễm trùng máu, suy đa tạng. Ngoài ra, tình trạng tăng đường huyết cấp tính như nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu máu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê và dễ tử vong.

Sau vài ngày kiểm soát đường huyết tích cực bằng insulin và điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh, anh C được dẫn lưu hết mủ ra ngoài, lấy sạch phần mô hoại tử và chăm sóc vết thương hàng ngày, hiện tình trạng sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định.

Anh C chia sẻ: “Nếu biết trước nhiễm trùng nặng và nguy hiểm như vậy, ngay từ đầu tôi sẽ đến bệnh viện điều trị rồi. Lúc đầu, tôi ngại đi bệnh viện không làm được việc, không có người chăm sóc”.

Người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng

Bác sĩ Đinh Thị Thảo Mai khuyến cáo, ở người bệnh tiểu đường thường suy giảm sức đề kháng, tình trạng đường cao kéo dài tạo môi trường thuận lợi cho nhiễm trùng cơ hội như nhiễm trùng da, cơ, loét chân, thậm chí nhiễm trùng huyết… gây biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Ngoài nhiễm trùng mô mềm, người bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng loét bàn chân với tỉ lệ mắc mới hàng năm là 2%. Tỉ lệ đoạn chi do loét chân trên bệnh nhân đái tháo đường là 60%, tỉ lệ tử vong sau 5 năm ở bệnh nhân đái tháo đường có đoạn chi là 50 – 60%.

Để phòng ngừa tổn thương bàn chân ở người bệnh đái tháo đường, bác sĩ Mai khuyên người bệnh chăm sóc bàn chân bằng cách rửa sạch chân hàng ngày, không đi chân trần, mang giày vừa vặn, cắt móng chân theo chiều ngang, không tự loại bỏ vết chai chân, dùng gương kiểm tra chân mỗi ngày. Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm soát đường huyết tốt, uống/tiêm thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh ăn ít tinh bột, hạn chế đồ ngọt, đường, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, không uống bia rượu, hút thuốc lá. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Người bệnh tiểu đường cũng cần đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, làm xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần/năm.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Kiểm soát bệnh đái tháo đường cho người bệnh thận

Thanh Thanh |

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, khoảng 40% bệnh nhân mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường) bị suy thận.

Cập nhật kiến thức nội tiết, đái tháo đường cho 1.000 y bác sĩ

THÙY TRANG |

Trong 2 ngày 16 và 17.6, Hội Nội tiết - Đái tháo đường TP Đà Nẵng phối hợp với Bệnh viện Gia đình đồng tổ chức Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường Đà Nẵng mở rộng lần thứ I nhằm cập nhật kiến thức, phương pháp điều trị cho 1.000 y bác sĩ trên cả nước.

Cách kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Thanh Chân |

Nếu không được tiếp cận và điều trị kịp thời, biến chứng của đái tháo đường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần được tầm soát, chẩn đoán sớm để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2

An Nhiên |

Đái tháo đường type 2 là căn bệnh mạn tính phổ biến trong cộng đồng, hiện đã có nhiều loại thuốc được sử dụng để làm ổn định lượng đường trong máu cần được lưu ý nhiều hơn. 

Kiểm soát bệnh đái tháo đường cho người bệnh thận

Thanh Thanh |

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, khoảng 40% bệnh nhân mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường) bị suy thận.

Cập nhật kiến thức nội tiết, đái tháo đường cho 1.000 y bác sĩ

THÙY TRANG |

Trong 2 ngày 16 và 17.6, Hội Nội tiết - Đái tháo đường TP Đà Nẵng phối hợp với Bệnh viện Gia đình đồng tổ chức Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường Đà Nẵng mở rộng lần thứ I nhằm cập nhật kiến thức, phương pháp điều trị cho 1.000 y bác sĩ trên cả nước.

Cách kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Thanh Chân |

Nếu không được tiếp cận và điều trị kịp thời, biến chứng của đái tháo đường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần được tầm soát, chẩn đoán sớm để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2

An Nhiên |

Đái tháo đường type 2 là căn bệnh mạn tính phổ biến trong cộng đồng, hiện đã có nhiều loại thuốc được sử dụng để làm ổn định lượng đường trong máu cần được lưu ý nhiều hơn.