Cấp cứu người bệnh bị sốc phản vệ ngừng tuần hoàn do ong đốt

Hà Lê |

Khoa Cấp cứu bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã tiếp nhận một người bệnh bị phản vệ độ 4, ngừng tuần hoàn do bị ong đốt.

Người bệnh là Đào Duy Thụy, 77 tuổi ở Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng bất tỉnh, da tím tái, mất hết các phản xạ, mạch, huyết áp không đo được. Theo người nhà cho biết trước đó người bệnh có cắt tỉa cây cảnh tại vườn nhà. Do cây cối um tùm vô tình chạm phải tổ ong vàng và bị đốt nhưng không rõ bị đốt với số lượng bao nhiêu. Sau đó thấy người bệnh tím tái, khó thở người nhà vội vàng đưa đến viện cấp cứu.

Người bệnh được chẩn đoán sốc phản vệ độ 4, ngừng tuần hoàn do ong đốt. Các bác sĩ đã ngay lập tức tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặt nội khí quản cho người bệnh và xử trí theo phác đồ xử trí phản vệ.

Sau khoảng 20 phút nỗ lực cấp cứu, người bệnh đã có nhịp tự thở và đã được chuyển khoa Hồi sức tích cực nội để điều trị. Sau thời gian điều trị, hiện tại sức khỏe người bệnh đã ổn định, tỉnh táo và được xuất viện.

Các bác sĩ bệnh viện khuyến cáo người dân nếu bị ong đốt nhiều hoặc chỉ 1 vài con hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ: bị dị ứng với nọc ong, bị sốc hoặc bị nhiễm độc… có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy bên cạnh việc phòng ngừa chúng ta cần biết cách xử trí đúng cách khi bị ong đốt để xử lý kịp thời những dấu hiệu nguy hiểm.

Các bước xử trí khi bị ong đốt như sau:

- Nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.

- Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.

- Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.

- Uống nhiều nước để loại thải độc tố.

- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

- Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Cấp cứu thành công nữ sinh lớp 12 co giật, hôn mê sâu do đột quỵ

Thanh Thanh |

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (huyện Củ Chi, TPHCM) đã cấp cứu thành công một nữ sinh lớp 12 khi đột ngột bất tỉnh, lên cơn co giật mạnh, rơi vào hôn mê sâu do đột quỵ, sau khi tan học về nhà.

Phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân thai ngoài tử cung bị vỡ

Hà Lê |

Với sự phối hợp giữa Phòng khám đa khoa Hùng Vương – Sơn Dương (Phòng khám vệ tinh của Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương) và các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương vừa cứu sống nữ bệnh nhân chửa ngoài tử cung vỡ lụt máu ổ bụng.

Cấp cứu thành công ca đột quỵ não do dừng uống thuốc chống đông máu

Hà Lê |

Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh Đ.T.M (74 tuổi, Thị trấn Phổ Yên, Thái Nguyên) với những biểu hiện đột quỵ não.

Cấp cứu thành công sản phụ mắc tiền sản giật thể nặng nguy kịch

Hà Lê |

Quản lý thai kỳ tại một phòng khám tư, chị N.N. B (sinh năm 1988 ở Hà Nội) chưa từng sàng lọc hay điều trị dự phòng tiền sản giật - một bệnh lý liên quan đến thai nghén gây nguy hiểm tính mạng cho cả thai phụ lẫn thai nhi.

Cấp cứu thành công nữ sinh lớp 12 co giật, hôn mê sâu do đột quỵ

Thanh Thanh |

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (huyện Củ Chi, TPHCM) đã cấp cứu thành công một nữ sinh lớp 12 khi đột ngột bất tỉnh, lên cơn co giật mạnh, rơi vào hôn mê sâu do đột quỵ, sau khi tan học về nhà.

Phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân thai ngoài tử cung bị vỡ

Hà Lê |

Với sự phối hợp giữa Phòng khám đa khoa Hùng Vương – Sơn Dương (Phòng khám vệ tinh của Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương) và các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương vừa cứu sống nữ bệnh nhân chửa ngoài tử cung vỡ lụt máu ổ bụng.

Cấp cứu thành công ca đột quỵ não do dừng uống thuốc chống đông máu

Hà Lê |

Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh Đ.T.M (74 tuổi, Thị trấn Phổ Yên, Thái Nguyên) với những biểu hiện đột quỵ não.

Cấp cứu thành công sản phụ mắc tiền sản giật thể nặng nguy kịch

Hà Lê |

Quản lý thai kỳ tại một phòng khám tư, chị N.N. B (sinh năm 1988 ở Hà Nội) chưa từng sàng lọc hay điều trị dự phòng tiền sản giật - một bệnh lý liên quan đến thai nghén gây nguy hiểm tính mạng cho cả thai phụ lẫn thai nhi.