Gan nhiễm độc do dùng thuốc không rõ nguồn gốc

Hà Lê |

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương liên tiếp tiếp nhận và điều trị ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.

Bệnh nhân nữ, 66 tuổi ở Bắc Ninh, có thói quen tự điều trị bằng thuốc bắt mạch mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

Khoảng hai tháng trước khi nhập viện, bệnh nhân bắt đầu tự cắt thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để uống với liều lượng rất cao: 50 viên mỗi lần, hai lần mỗi ngày, trong vòng 20 ngày liên tục.

Sau khi sử dụng thuốc, tình trạng sức khỏe của bà ngày càng suy giảm, với các triệu chứng rõ rệt như mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, và nước tiểu sẫm màu.

Mặc dù đã được chăm sóc và điều trị 3 tuần ở 2 cơ sở y tế tuyến trước nhưng tình trạng người bệnh vẫn tiến triển xấu đi, với dấu hiệu suy gan rõ rệt: chỉ số vàng da tăng lên gần 200 (gấp 15 lần bình thường) và men gan đạt mức (gấp 20 lần so với bình thường).

Khi vào khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm viêm gan thông thường như viêm gan A, B, C, E, và viêm gan tự miễn.

Kết quả xét nghiệm đều âm tính, khiến các bác sĩ nghi ngờ tình trạng của bà là do ngộ độc thuốc Đông y, gây ra viêm gan nhiễm độc cấp.

Sau 10 ngày điều trị tích cực với các thuốc nội khoa để nâng đỡ chức năng gan, tình trạng của bệnh nhân đã có sự cải thiện đáng kể.

Một trường hợp khác, bệnh nhân nữ, 54 tuổi ở Hà Nội có tiền sử đau xương khớp, thường xuyên sử dụng thuốc điều chế mua trên mạng có tên "Liên hoa sơn", kết hợp với việc uống lá đu đủ và củ dáy để tự điều trị. Bệnh nhân đã sử dụng thuốc liên tục trong hơn một tháng.

Khoảng 20 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và ăn uống kém, dẫn đến việc đi khám và phát hiện men gan tăng cao.

Dựa trên triệu chứng và kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bà bị viêm gan nhiễm độc cấp nghi do thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần.

Theo bác sĩ Vũ Thị Hương Giang - khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Cùng một bệnh lý về gan nhưng có thể biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào thành phần thuốc và phản ứng của cơ thể. Gan có nhiều chức năng khác nhau, vì vậy, sự tổn thương ở mỗi bệnh nhân cũng có thể khác nhau, ví dụ như suy chức năng tạo mật (gây vàng da, vàng mắt), suy chức năng đông máu (dễ chảy máu và máu khó đông), hoặc tổn thương tế bào gan (làm tăng men gan).

Bác sĩ Giang khuyến cáo, bệnh nhân tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, quảng cáo tràn lan trên mạng và nếu muốn điều trị bằng Đông y, cần phải đến các cơ sở uy tín để được tư vấn và điều trị.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

TPHCM triển khai ứng dụng tra cứu nhanh thuốc cấp cứu

NGUYỄN LY |

TPHCM - Ứng dụng này sẽ giúp các bác sĩ trực cấp cứu nhanh chóng, dễ dàng tra cứu xem bệnh viện nào hiện có thuốc cấp cứu.

Dị ứng thuốc, người đàn ông nổi ban khắp cơ thể

hà lê |

Người bệnh mắc nhiều bệnh nền, sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau khiến dị ứng nổi ban toàn thân.

Men gan tăng, ứ mật vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

hà lê |

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị tổn thương gan nghiêm trọng do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Dị ứng thuốc, viêm mô bào từ vết xước do mèo cào

hà lê |

Sau khi bị mèo trong nhà cào với vài vết xước nhỏ vào mặt trước cẳng tay trái, ông T.V.N (63 tuổi ở Hà Nội) đã tự sát khuẩn tay bằng ôxy già và mua thuốc Rifamycin về rắc vết thương. 2 ngày sau, gần vết thương xuất hiện các mề đỏ kèm theo ngứa và xuất hiện mụn phỏng nước.

TPHCM triển khai ứng dụng tra cứu nhanh thuốc cấp cứu

NGUYỄN LY |

TPHCM - Ứng dụng này sẽ giúp các bác sĩ trực cấp cứu nhanh chóng, dễ dàng tra cứu xem bệnh viện nào hiện có thuốc cấp cứu.

Dị ứng thuốc, người đàn ông nổi ban khắp cơ thể

hà lê |

Người bệnh mắc nhiều bệnh nền, sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau khiến dị ứng nổi ban toàn thân.

Men gan tăng, ứ mật vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

hà lê |

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị tổn thương gan nghiêm trọng do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Dị ứng thuốc, viêm mô bào từ vết xước do mèo cào

hà lê |

Sau khi bị mèo trong nhà cào với vài vết xước nhỏ vào mặt trước cẳng tay trái, ông T.V.N (63 tuổi ở Hà Nội) đã tự sát khuẩn tay bằng ôxy già và mua thuốc Rifamycin về rắc vết thương. 2 ngày sau, gần vết thương xuất hiện các mề đỏ kèm theo ngứa và xuất hiện mụn phỏng nước.