Giải pháp cho mụn cóc lòng bàn chân

Thanh Thanh |

Mụn cóc ở lòng bàn chân có thể xuất hiện dưới dạng một nốt sần đơn lẻ, sần sùi, có màu da, vàng hoặc nâu xám. Các nốt sần có thể dày hơn hoặc hợp thành mảng dày. Các phương pháp điều trị được lựa chọn dựa trên chi phí thấp nhất và ít tác dụng phụ nhất cho người bệnh.

Đặc điểm nhận biết mụn cóc ở lòng bàn chân

Theo ThS.BS Huỳnh Thị Công Nhận - Bệnh viện Da Liễu TPHCM, mụn cóc ở lòng bàn chân có thể xuất hiện dưới dạng một nốt sần đơn lẻ, sần sùi, có màu da, vàng hoặc nâu xám, các nốt sần có thể dày hơn hoặc hợp thành mảng dày.

Đặc điểm nhận biết mụn cóc ở lòng bàn chân là sự phá vỡ các đường vân da bình thường và sự hiện diện các chấm nhỏ màu đen trên bề mặt thương tổn, được hình thành bởi các mao mạch bị huyết khối trong tổn thương. Điều này giúp phân biệt mụn cóc ở lòng bàn chân với các tổn thương da khác, chẳng hạn như vết chai hoặc mắt cá chân. Khi sờ nắn, mụn cóc ở lòng bàn chân có cảm giác thô ráp và mềm khi bóp dọc theo hai bên.

Mụn cóc ở lòng bàn chân thường có biểu hiện đau hoặc cảm giác như có đá hoặc sưng dưới chân. Đau thường xảy ra nhất khi thực hiện các hoạt động gây áp lực lên lòng bàn chân. Người bệnh có thể cảm thấy mụn cóc to dần ở mặt gan bàn chân hoặc số lượng các tổn thương ngày càng tăng. Ước tính có khoảng 40% dân số nhiễm HPV. Trong đó, 7-12% tiến triển thành mụn cóc với tỉ lệ mắc hàng năm khoảng 14% và 2% bệnh nhân có triệu chứng cần điều trị.

Nguyên nhân gây ra mụn cóc ở bàn chân

Bác sĩ Công Nhận thông tin thêm, nguyên nhân gây ra mụn cóc ở bàn chân không phải là một loại virus đơn lẻ mà là nhóm virus DNA không có vỏ bọc được phân loại thành hơn 150 loại theo sự tương đồng trong trình tự DNA của chúng. Các loại HPV đã được phân lập từ mụn cóc ở bàn chân bao gồm: HPV-1, -2, -3, -4, -27, -29, -57, -60, -63, -65, -66 và -69. Tuy nhiên, hầu hết mụn cóc ở lòng bàn chân là do HPV-1.

Virus HPV có thể tồn tại hàng tháng đến hàng năm trên bề mặt. Sự lây nhiễm của vật chủ cần tiếp xúc trực tiếp với các hạt virus, có thể xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp qua mụn cóc ở chân hoặc tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật, chẳng hạn như sàn nhà, tất, giày, khăn tắm và dụng cụ thể thao. Sau lây nhiễm, virus có thời gian ủ bệnh 1-20 tháng.

Khoảng 1/3 mụn cóc ngoài sinh dục, đặc biệt mụn cóc lòng bàn chân kháng trị, trong đó bệnh thường tái phát nhanh sau điều trị, kháng với nhiều phương pháp điều trị và tồn tại kéo dài hàng tháng đến hàng năm.

Các phương pháp điều trị được lựa chọn dựa trên chi phí thấp nhất và ít tác dụng phụ nhất cho người bệnh. Trong đó, các điều trị đầu tay như salicylic acid bôi, liệu pháp áp lạnh cho tỷ lệ thành công thấp trong mụn cóc lòng bàn chân. Các phương pháp điều trị laser CO2, laser PDL, liệu pháp miễn dịch,… có tỉ lệ thành công cao hơn và tái phát thấp hơn.

Đối với những trường hợp mụn cóc lòng bàn chân kháng trị, các phương pháp sử dụng hỗn hợp cantharidin, podophyllin và salicylic bôi, liệu pháp áp lạnh trong thương tổn, liệu pháp miễn dịch hay phối hợp các phương pháp điều trị hứa hẹn mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân.

Thanh Thanh
TIN LIÊN QUAN

Phân biệt ung thư da và bệnh da liễu

An Nhiên |

Ung thư da là bệnh lí mà các tế bào bất thường trên da sẽ phát triển không kiểm soát.

Vaccine HPV cho người bị sùi mào gà: Nên hay không nên?

NGUYỄN LY |

TPHCM - BS.CKII Đoàn Văn Lợi Em – Phó Trưởng khoa lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TPHCM cho biết, hiệu quả bảo vệ của vaccine được ghi nhận đạt mức cao nhất ở người chưa có quan hệ tình dục, tức là chưa từng tiếp xúc với virus. 

Nguyên nhân gây mụn cóc lòng bàn chân

Thanh Thanh (ghi) |

Mụn cóc là sự dày lên tại chỗ của da. Người bệnh bị lây mụn cóc lòng bàn chân do tiếp xúc với vảy da bị nhiễm trùng.

Phân biệt ung thư da và bệnh da liễu

An Nhiên |

Ung thư da là bệnh lí mà các tế bào bất thường trên da sẽ phát triển không kiểm soát.

Vaccine HPV cho người bị sùi mào gà: Nên hay không nên?

NGUYỄN LY |

TPHCM - BS.CKII Đoàn Văn Lợi Em – Phó Trưởng khoa lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TPHCM cho biết, hiệu quả bảo vệ của vaccine được ghi nhận đạt mức cao nhất ở người chưa có quan hệ tình dục, tức là chưa từng tiếp xúc với virus. 

Nguyên nhân gây mụn cóc lòng bàn chân

Thanh Thanh (ghi) |

Mụn cóc là sự dày lên tại chỗ của da. Người bệnh bị lây mụn cóc lòng bàn chân do tiếp xúc với vảy da bị nhiễm trùng.