Khoảng 15% bệnh nhân mắc ung thư phổi ở Việt Nam còn sống sau 5 năm

Thanh Thanh |

TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh - Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, theo ước tính, tại Việt Nam chỉ có khoảng 15% bệnh nhân mắc ung thư phổi còn sống sót sau 5 năm.

Theo công bố mới đây về đồng thuận của các chuyên gia y tế trên Tạp chí Ung thư lồng ngực - Journal of Thoracic Oncology, việc thay đổi hình thức chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) tại Việt Nam và châu Á là cấp thiết để đáp ứng tốt hơn đặc điểm của bệnh nhân trong khu vực.

Bệnh nhân châu Á chiếm khoảng 60% tổng số ca ung thư phổi trên toàn thế giới, trong đó riêng Việt Nam có hơn 26.200 trường hợp được chẩn đoán mắc mới mỗi năm và gần 23.800 ca tử vong vào năm 2020.

Các hình thức chẩn đoán và phác đồ điều trị ung thư trong nước và khu vực đang được thực hiện theo hình mẫu của Mỹ và Châu Âu - nơi đặc điểm bệnh nhân và bệnh lý có những điểm khác biệt. 

Điển hình, tỉ lệ đột biến gen EGFR (thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì) ở bệnh nhân Châu Á cao hơn hẳn so với các khu vực còn lại. Đột biến này được tìm thấy ở hơn 50% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán mắc UTPKTBN. 

Việc xác định đột biến gen EGFR của các bệnh nhân UTPKTBN có thể giúp bác sĩ xác định các phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, xét nghiệm EGFR có thể được xem như một "dấu ấn sinh học" để chỉ dẫn cho phác đồ điều trị. 

Hút thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi. Nhiều bệnh nhân tại châu Á mắc ung thư phổi ở độ tuổi trẻ hơn lại chưa bao giờ hút thuốc, đặc biệt là phụ nữ tại châu Á khi so sánh với các khu vực khác trên thế giới. Bệnh nhân mắc ung thư phổi mà không hút thuốc lá sẽ có xu hướng xuất hiện đột biến gen EGFR cao hơn.

TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh – Phó GĐ Bệnh Viện Ung bướu TPHCM cho biết, theo ước tính, tại Việt Nam chỉ có khoảng 15% bệnh nhân mắc ung thư phổi còn sống sót sau 5 năm.

Cũng theo TS.BS Quốc Thịnh, để hướng tới mục tiêu giảm thiểu tử vong do ung thư phổi ở nước ta, việc xét nghiệm đột biến gen hay dấu ấn sinh học là cần thiết, không chỉ ở giai đoạn muộn mà ngay cả ở giai đoạn sớm bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ bởi giúp bác sĩ hiểu rõ đặc điểm của bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Điều này không chỉ giúp cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị mà còn giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế khi phải điều trị bệnh nhân ở giai đoạn muộn.

Thanh Thanh
TIN LIÊN QUAN

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ từ 6-12 tháng

Minh An |

Giai đoạn từ 6 - 12 tháng, trẻ thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đây là giai đoạn chuyển giao, trẻ bắt đầu ăn dặm ngoài sữa mẹ mà dạ dày của con chưa làm quen để tiêu hóa.

TPHCM: Đưa vào hoạt động Trung tâm Tim mạch hoàn chỉnh tại Việt Nam

NGUYỄN LY |

TPHCM – Hôm nay, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh lớn, Bệnh viện Quân y 175 đưa vào hoạt động Trung tâm Tim mạch hướng đến sự phát triển đầy đủ về “Điều trị - Phục hồi chức năng – Dự phòng” các bệnh lý tim mạch. 

Phòng và điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh ung thư

Nguyễn Ly |

Đối với những người bị mắc ung thư, cơ thể phải đối mặt với nhiều biến chứng của bệnh có thể dẫn đến suy kiệt và tử vong. Một trong những biến chứng phổ biến là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, tỉ lệ tử vong cao hơn 50% so với người bệnh ung thư không mắc thuyên tắc tĩnh mạch khối.

4 nguyên nhân gây ung thư phổi

HẠ MÂY (Theo Aboluowang) |

Nhiều người nói rằng ung thư phổi là một căn bệnh không gây đau đớn và rất khó để phát hiện ra những tín hiệu của cơ thể trong quá trình khởi phát. Do đó chúng ta cần đề phòng với những nguyên nhân gây bệnh dưới đây.

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ từ 6-12 tháng

Minh An |

Giai đoạn từ 6 - 12 tháng, trẻ thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đây là giai đoạn chuyển giao, trẻ bắt đầu ăn dặm ngoài sữa mẹ mà dạ dày của con chưa làm quen để tiêu hóa.

TPHCM: Đưa vào hoạt động Trung tâm Tim mạch hoàn chỉnh tại Việt Nam

NGUYỄN LY |

TPHCM – Hôm nay, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh lớn, Bệnh viện Quân y 175 đưa vào hoạt động Trung tâm Tim mạch hướng đến sự phát triển đầy đủ về “Điều trị - Phục hồi chức năng – Dự phòng” các bệnh lý tim mạch. 

Phòng và điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh ung thư

Nguyễn Ly |

Đối với những người bị mắc ung thư, cơ thể phải đối mặt với nhiều biến chứng của bệnh có thể dẫn đến suy kiệt và tử vong. Một trong những biến chứng phổ biến là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, tỉ lệ tử vong cao hơn 50% so với người bệnh ung thư không mắc thuyên tắc tĩnh mạch khối.

4 nguyên nhân gây ung thư phổi

HẠ MÂY (Theo Aboluowang) |

Nhiều người nói rằng ung thư phổi là một căn bệnh không gây đau đớn và rất khó để phát hiện ra những tín hiệu của cơ thể trong quá trình khởi phát. Do đó chúng ta cần đề phòng với những nguyên nhân gây bệnh dưới đây.