Người dân còn lơ là, Đà Nẵng bùng phát dịch sốt xuất huyết

Thùy Trang |

Ghi nhận vào ngày cuối tháng 11, tại Khoa Y học nhiệt đới - Bệnh viện Đà Nẵng, số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị bệnh sốt xuất huyết (SXH) tăng cao bất thường. Giường bệnh được kê tràn ra ngoài hành lang để phục vụ bệnh nhân.

Theo thống kê, chỉ riêng tháng 11.2018, số lượng bệnh nhân bị SXH nhập viện điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do thời tiết hiện nay đang vào mùa mưa, thế nhưng về chủ quan, đa phần người dân còn lơ là trong công tác phòng chống dịch.

Số ca sốt xuất huyết tăng cao đột biến

Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP. Đà Nẵng, từ đầu năm đến tháng 11.2018, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.867 ca SXH, giảm khoảng 40% so với cùng kì năm ngoái là 6.383 ca. Tuy nhiên, chỉ riêng trong tháng 11, Đà Nẵng lại có sự bùng phát dịch khi ghi nhận trên dưới 1.000 ca, chưa tính các bệnh từ các tỉnh thành khác chuyển về. 

Riêng tại bệnh viện Đà Nẵng, trong tháng 11.2018, đơn vị đã tiếp nhận hơn 740 ca SXH, tăng cao gấp 3 lần so với năm ngoái và gấp nhiều lần so với những tháng trước khi chỉ dừng lại ở con số dưới 200 bệnh. Tình trạng sốt xuất huyết bất ngờ bùng phát, khiến các phòng bệnh điều trị tại khoa Y học nhiệt đới của bệnh viện Đà Nẵng bị quá tải. Bệnh nhân phải nằm 2 người một giường, giường bệnh được bố trí tràn ra ngoài hành lang để phục vụ việc điều trị. Đáng nói, nhiều bệnh nhân tại Đà Nẵng và các khu vực lân cận nhập viện trong tình trạng bệnh chuyển biến nặng. 

Ông Nguyễn Thành Trung – Phó Giám đốc bệnh viện Đà Nẵng cho biết, trong số 56 ca SXH nặng mà đơn vị tiếp nhận trong năm 2018 thì có đến 28 ca nhập viện vào tháng 11. “Việc chuyển biến bệnh SXH từ nhẹ sang nặng khá nhanh, người bệnh điều trị tại nhà nếu không chú ý sẽ dễ gặp nguy hiểm, vì vậy chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân cần thăm khám và theo dõi sát sao các giai đoạn của bệnh để kịp thời xử lý. Riêng về việc điều trị tại bệnh viện, hiện nay khoa Y học Nhiệt đới đã được mở rộng lên gấp đôi với 3 tầng để phục vụ bệnh nhân. Gần 20 bác sĩ, điều dưỡng cũng được điều động tăng cường, trực 24/24 tại khoa. Trong thời gian tới, nếu số ca nhập viện tăng cao, chúng tôi sẽ tính toán sử dụng thêm phòng bệnh” – ông Trung cho hay.

Người dân chưa thực sự tham gia phòng chống dịch 

Về khách quan, nhiều chuyên gia cho rằng việc Đà Nẵng bùng phát dịch vào thời điểm này là do hiện nay khu vực miền Trung đang là mùa mưa, thời điểm thuận lợi cho việc sinh sôi của muỗi. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tam Lãm - Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Trung tâm Y tế Dự phòng TP. Đà Nẵng cho rằng, quan trọng hơn hết là ý thức của người dân trong việc phòng chống dịch chưa thực sự đi vào thực tế. 

Đơn cử như việc, để chủ động phòng chống dịch bệnh này, ngành Y tế thành phố đã triển khai nhiều biện pháp như tăng cường giám sát dịch bệnh, diệt lăng quăng, phun hóa chất xử lý môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, công tác phun hóa chất tại thành phố đang gặp khó khăn do một bộ phận người dân chưa hợp tác. Nhiều người dân từ chối với nhiều lý do như bận việc, không có ở nhà, cho rằng việc phun hoá chất có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán kinh doanh hay thậm chí nhiều người e ngại hóa chất diệt muỗi gây độc hại đến sức khỏe con người.

Ông Nguyễn Tam Lãm cho hay, sau vụ việc du khách lưu trú cùng một khách sạn trên đường Hồ Nghinh tử vong và có luồng ý kiến nhắc đền việc nơi này từng được phun thuốc diệt côn trùng khiến một số người dân lo lắng và e ngại việc phun hoá chất. Tuy nhiên, ông Lãm giải thích, hóa chất ngành Y tế đang sử dụng đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và cho phép sử dụng trên toàn quốc là những hợp chất hữu cơ thiên nhiên. Khi sử dụng hóa chất này đúng liều lượng hướng dẫn sẽ có tác dụng diệt côn trùng, đặc biệt là muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; có thể diệt muỗi, gián, một số côn trùng có lợi như ong; ảnh hưởng thấp đến gia cầm, gia súc; không ảnh hưởng đến con người và môi trường.

Cũng từ việc người dân e ngại việc phun hoá chất diệt muỗi, ông Lãm nhận định, đây cũng chỉ là yếu tố phụ, bởi điều quan trọng nhất là hành động của người trong việc bắt tay vào phòng chống dịch. “Theo khảo sát của chúng tôi, đa phần người dân đều hiểu rõ về việc phòng chống dịch SXH nhưng từ kiến thức đó, họ lại chưa thực sự tham gia tích cực. Đơn cử như nhiều khu vực được cảnh báo có nguy cơ bùng phát dịch, người dân có biết nhưng khi kiểm tra thì xung quanh nhà họ đều có lăng quăng, bọ gậy. Thời điểm này chỉ cần một trận mưa, nước đọng lại mà không kiểm soát được là vài ngày sau muỗi có thể sinh sôi rất nhanh. Vì vậy, có phun hoá chất diệt muỗi hay không thì chính mỗi người dân phải thực sự hành động để bảo vệ gia đình mình trước tình hình dịch bệnh đang tăng cao” – ông Lãm khuyến cáo. 

Thùy Trang
TIN LIÊN QUAN

Bừng sáng thung lũng Tà Lọt

Lâm Điền |

Nằm lọt giữa hai dãy núi lớn nhất tỉnh An Giang là Núi Cấm (huyện Tịnh Biên) và Núi Dài (huyện Tri Tôn), Tà Lọt được biết đến như thung lũng “thâm sơn cùng cốc”. Vì vậy mà dù đã hình thành đơn vị hành chính ấp hẳn hoi, nhưng nơi đây vẫn còn nhiều cái “không”: Không nước sạch, không trạm xá và không luôn cả điện lưới... Người dân Tà Lọt sống trong tù mù như chính ánh sáng từ chiếc đèn dầu chong đêm... Thế rồi như chuyện cổ tích, chốn “thâm sơn cùng cốc” ấy bừng sáng...

Dạy con biết kiềm chế

Kim Duy |

​Nóng giận là trạng thái tự nhiên của mỗi con người. Trong cuộc sống nhiều áp lực như hiện nay, người luôn giữ thái độ bình tĩnh hay biết kiềm chế là rất hiếm.

Bảo đảm cung ứng đủ điện cho doanh nghiệp, hộ gia đình

Nam Dương |

"Mặc dù có những dự báo nguồn cung ứng điện cho khi vực phía Nam sẽ thiếu trong năm 2019 do thiếu than, nhưng Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) sẽ cố gắng bảo đảm cung ứng đủ điện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình".

Hỗ trợ người dân 12 tỷ đồng do thiệt hại cá chết trên sông La Ngà

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 29.11, UBND tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ người dân bị thiệt hại do cá chết trên sông La Ngà vào tháng 5.2018.

Bừng sáng thung lũng Tà Lọt

Lâm Điền |

Nằm lọt giữa hai dãy núi lớn nhất tỉnh An Giang là Núi Cấm (huyện Tịnh Biên) và Núi Dài (huyện Tri Tôn), Tà Lọt được biết đến như thung lũng “thâm sơn cùng cốc”. Vì vậy mà dù đã hình thành đơn vị hành chính ấp hẳn hoi, nhưng nơi đây vẫn còn nhiều cái “không”: Không nước sạch, không trạm xá và không luôn cả điện lưới... Người dân Tà Lọt sống trong tù mù như chính ánh sáng từ chiếc đèn dầu chong đêm... Thế rồi như chuyện cổ tích, chốn “thâm sơn cùng cốc” ấy bừng sáng...

Dạy con biết kiềm chế

Kim Duy |

​Nóng giận là trạng thái tự nhiên của mỗi con người. Trong cuộc sống nhiều áp lực như hiện nay, người luôn giữ thái độ bình tĩnh hay biết kiềm chế là rất hiếm.

Bảo đảm cung ứng đủ điện cho doanh nghiệp, hộ gia đình

Nam Dương |

"Mặc dù có những dự báo nguồn cung ứng điện cho khi vực phía Nam sẽ thiếu trong năm 2019 do thiếu than, nhưng Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) sẽ cố gắng bảo đảm cung ứng đủ điện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình".

Hỗ trợ người dân 12 tỷ đồng do thiệt hại cá chết trên sông La Ngà

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 29.11, UBND tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ người dân bị thiệt hại do cá chết trên sông La Ngà vào tháng 5.2018.