Người mắc tiểu đường có được uống nước mía không

Huyền Mai (Theo healthline.com) |

Trong y học cổ truyền phương Đông, nước mía được sử dụng để điều trị các bệnh về gan, thận và một số bệnh khác. Vì vậy, không ít người cho rằng nước mía có tác dụng hữu ích trong chế độ ăn của các bệnh nhân mắc tiểu đường.

Dinh dưỡng của nước mía

Nước mía không phải là đường nguyên chất. Nó bao gồm khoảng 70-75% nước, khoảng 10-15% chất xơ và 13-15% đường ở dạng sucrose - giống với đường ăn.

Trên thực tế, mía là nguồn cung cấp hầu hết lượng đường trên thế giới. Ở dạng chưa qua chế biến, đường mía cũng là một nguồn cung cấp chống oxy hóa phenolic và flavonoid. Bên cạnh đó, vì không được chế biến như hầu hết các loại đồ uống có đường khác nên nước mía vẫn giữ được phần lớn các vitamin và khoáng chất.

Nước mía cũng chứa chất điện giải, chẳng hạn như kali, nên có tác dụng bù khoáng. Trong một nghiên cứu trên 15 vận động viên đạp xe, nước mía đã được chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện hiệu suất tập thể dục và bù nước. Tuy nhiên, nước mía cũng làm tăng lượng đường trong máu của vận động viên khi tập luyện.

Bên cạnh đó, mặc dù cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng nước mía vẫn chứa nhiều đường và carbs. Theo ước tính, trong một cốc nước mía (khoảng 240mL) có chứa:

Lượng calo: 183

Chất đạm: 0 gram

Chất béo: 0 gram

Đường: 50 gram

Chất xơ: 0–13 gram

Chỉ số đường huyết của nước mía

Có thể thấy, chỉ 1 cốc (240mL) đã chứa tới 50 gam đường - tương đương với 12 thìa cà phê.

Con số này nhiều hơn đáng kể so với mức 9 thìa cà phê đường với nam giới và 6 thìa cà phê đường cho phụ nữ mỗi ngày mà Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị.

Đường là một loại carb mà cơ thể con người phân hủy thành glucose sau khi nạp vào. Một số thực phẩm và đồ uống có hàm lượng carb cao có thể làm tăng lượng đường trong máu quá mức, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nên theo dõi lượng đường ăn vào một cách kỹ lưỡng.

Mặc dù nước mía có chỉ số đường huyết (GI) thấp nhưng nó vẫn có tải lượng đường huyết (GL) cao - nghĩa là nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Chính vì thế, có thể đưa ra đến kết luận rằng, nước mía không phải là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Huyền Mai (Theo healthline.com)
TIN LIÊN QUAN

Biến chứng suy thận ở người tiểu đường

Nguyễn Đạt (theo Everydayhealth) |

Bệnh tiểu đường là tác nhân hàng đầu gây ra suy thận, còn được gọi là bệnh thận do tiểu đường, kéo theo nhiều triệu chứng nguy hiểm như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng huyết áp. Nếu không có phương pháp phòng ngừa hiệu quả, bệnh tiểu đường gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

4 cách để tiểu đường thai kỳ không còn là nỗi lo của mẹ bầu

Nguyễn Đạt (theo Everydayhealth) |

Tiểu đường thai kỳ luôn là nỗi lo cho các mẹ bầu, bởi nó có thể gây ra các biến chứng thai kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Chỉ số đường huyết cảnh báo bệnh tiểu đường

Huyền Mai |

Nếu không sớm kiểm soát lượng đường trong máu, bệnh nhân tiền tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Biến chứng suy thận ở người tiểu đường

Nguyễn Đạt (theo Everydayhealth) |

Bệnh tiểu đường là tác nhân hàng đầu gây ra suy thận, còn được gọi là bệnh thận do tiểu đường, kéo theo nhiều triệu chứng nguy hiểm như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng huyết áp. Nếu không có phương pháp phòng ngừa hiệu quả, bệnh tiểu đường gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

4 cách để tiểu đường thai kỳ không còn là nỗi lo của mẹ bầu

Nguyễn Đạt (theo Everydayhealth) |

Tiểu đường thai kỳ luôn là nỗi lo cho các mẹ bầu, bởi nó có thể gây ra các biến chứng thai kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Chỉ số đường huyết cảnh báo bệnh tiểu đường

Huyền Mai |

Nếu không sớm kiểm soát lượng đường trong máu, bệnh nhân tiền tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.