Nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị tắc hẹp động mạch chi

Thanh Thanh |

Ngày nay, nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh tắc hẹp động mạch chi đã được áp dụng, giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị ít xâm lấn, mang lại hiệu quả điều trị tối đa, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Hơn 75% trường hợp bị tắc hẹp động mạch chi không có triệu chứng

TS.BS Trần Thanh Vỹ - Trưởng khoa Lồng ngực - Mạch máu Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, hơn 75% trường hợp bị tắc hẹp động mạch chi không có triệu chứng ở giai đoạn bệnh khởi phát. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ có tiên lượng rất xấu, cụ thể có khoảng 25% người bệnh tắc hẹp động mạch chi sẽ tử vong và 30-40% còn lại phải cắt cụt chi.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế đã mang đến cho người bệnh nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh tắc hẹp động mạch chi như đo áp lực động mạch đầu chi và tính chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân, cánh tay (ABI), siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp mạch máu qua da số hóa xóa nền (DSA).

Trong đó, chẩn đoán thông qua chỉ số cánh tay - cổ chân với độ nhạy 79-95% và độ đặc hiệu 96 -100% được đánh giá là phương pháp được nhiều người thực hiện nhất. Người không mắc bệnh tắc hẹp mạch máu thường có huyết áp ở mọi vị trí bằng nhau hoặc chênh lệch không đáng kể. Vì vậy, nếu chỉ số huyết áp cánh tay-cổ chân nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1 được xem là kết quả bất thường, có nguy cơ mắc bệnh động mạch chi.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không có phương pháp chẩn đoán chung cho mọi người. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Ví dụ, với phương pháp chụp cắt lớp vi tính, người bệnh phải sử dụng thuốc cản quang đường tiêm tĩnh mạch trong khi chụp. Do vậy, không phải ai cũng có thể trạng tương thích để thực hiện phương pháp chẩn đoán này.

Những tiến bộ trong điều trị bệnh tắc hẹp động mạch chi

Với sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế, các phương pháp điều trị bệnh tắc hẹp động mạch chi không ngừng được cải tiến để mang đến cho người bệnh giải pháp ít xâm lấn nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất.

Bác sĩ Nguyễn Đức Chỉnh - Khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh chia sẻ có 4 phương pháp điều trị bệnh tắc hẹp động mạch chi cơ bản có thể thực hiện riêng biệt hoặc kết hợp các phương pháp tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh gồm tập vật lý trị liệu, điều trị bằng thuốc, phẫu thuật bắc cầu động mạch và điều trị can thiệp nội mạch. Trong đó, sử dụng thuốc kháng tiểu cầu là một trong những phương pháp chính điều trị tắc hẹp động mạch chi.

Các phương pháp kinh điển như phẫu thuật bắc cầu động mạch ngày nay cũng đạt được nhiều tiến bộ về kỹ thuật và phương tiện thực hiện. Để cải thiện hiện tượng hẹp động mạch, bác sĩ sẽ lấy mảnh ghép mạch máu khỏe mạnh khác trong cơ thể làm cầu nối giàu oxy bắc qua đoạn mạch bị tắc hẹp. Ngoài mạch máu tự thân, các mạch máu nhân tạo ngày nay cũng được nghiên cứu ghép vào với tính năng tương tự. Một số mạch máu còn được đặt thuốc bên trên để làm cầu nối hiệu quả.

Những tiến bộ trong phẫu thuật can thiệp nội mạch 20 năm qua thể hiện ở các dụng cụ giúp cho quá trình thực hiện trở nên dễ dàng hơn, bao gồm stent (giá đỡ nội mạch), bóng nong động mạch, dây dẫn kích thước nhỏ,... Các dụng cụ này có thể giúp bác sĩ xử lý những chỗ hẹp tắc.

Thanh Thanh
TIN LIÊN QUAN

Điều trị kịp thời bệnh tắc hẹp động mạch chi, tránh phải cắt cụt chi

Thanh Chân |

Tắc hẹp động mạch chi là bệnh cảnh cấp cứu và nguy hiểm nhất đối với động mạch ngoại biên. Tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiến triển cũng như các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phòng và điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh ung thư

Nguyễn Ly |

Đối với những người bị mắc ung thư, cơ thể phải đối mặt với nhiều biến chứng của bệnh có thể dẫn đến suy kiệt và tử vong. Một trong những biến chứng phổ biến là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, tỉ lệ tử vong cao hơn 50% so với người bệnh ung thư không mắc thuyên tắc tĩnh mạch khối.

Suýt mất chân vì hoại tử do tắc động mạch chủ bụng

NGUYỄN LY |

TPHCM - Một người đàn ông sau hơn 2 năm đi lại khó khăn, đến khi nhập bệnh viện được các bác sĩ chẩn đoán bị tắc hoàn toàn động mạch chủ bụng, nguy cơ phải cắt bỏ chân. 

Điều trị kịp thời bệnh tắc hẹp động mạch chi, tránh phải cắt cụt chi

Thanh Chân |

Tắc hẹp động mạch chi là bệnh cảnh cấp cứu và nguy hiểm nhất đối với động mạch ngoại biên. Tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiến triển cũng như các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phòng và điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh ung thư

Nguyễn Ly |

Đối với những người bị mắc ung thư, cơ thể phải đối mặt với nhiều biến chứng của bệnh có thể dẫn đến suy kiệt và tử vong. Một trong những biến chứng phổ biến là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, tỉ lệ tử vong cao hơn 50% so với người bệnh ung thư không mắc thuyên tắc tĩnh mạch khối.

Suýt mất chân vì hoại tử do tắc động mạch chủ bụng

NGUYỄN LY |

TPHCM - Một người đàn ông sau hơn 2 năm đi lại khó khăn, đến khi nhập bệnh viện được các bác sĩ chẩn đoán bị tắc hoàn toàn động mạch chủ bụng, nguy cơ phải cắt bỏ chân.