Nhiều trẻ nhập viện do bệnh sởi bùng phát

K'LIỆP |

Chỉ mới có nửa tháng 1.2019, khoa nội A Bệnh viện (BV) Nhiệt đới TPHCM đã quá tải do bệnh sởi, hiện không có giường cho bệnh nhân nằm, số bệnh gia tăng chưa thấy dấu hiệu dừng.

Bệnh sởi gia tăng vào tháng 1.2019

Ngày 14.1, BS CK II Huỳnh Thị Thúy Hoa, Trưởng khoa nội A Bệnh viện (BV) Nhiệt đới TPHCM cho biết, khoa đang điều trị cho nhiều bệnh nhân sởi, đáng lo ngại là số bệnh gia tăng chưa thấy dấu hiệu dừng. Theo đó, từ đầu năm 2018 đến tháng 8.2018, BV Nhiệt đới tiếp nhận rải rác mỗi ngày có 1 ca mắc bệnh sởi, cũng có ngày không có ca nào. Tuy nhiên, số ca bệnh sởi vào tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12 tăng lên. Cụ thể trong tháng 9 có 17 ca mắc bệnh sởi; tháng 10 có 76 ca, tháng 11 là 120 ca và tháng 12 là 269 ca.

Mới có nửa tháng 1.2019, khoa đã quá tải, hiện không có giường cho bệnh nhân nằm, số bệnh gia tăng chưa thấy dấu hiệu dừng. Số ca bệnh tăng nhanh, báo hiệu bùng phát đợt sởi theo chu kì 4 năm. “Bệnh sởi bùng phát với chu kì 4 năm là vì có khoảng 15% các em bé chích ngừa mà không đủ miễn dịch, 10% không đi chích, cộng dồn 2 cái đó lại 4 năm đủ tạo dịch”, BS Hoa nói.

Ngoài ra, trước đây, nhiều người cứ nghĩ sởi chỉ có trẻ em. Tuy nhiên, hiện ở khoa có khoảng 50% là người lớn, đặc biệt mỗi ngày có từ 5-7 thai phụ ở khoa, tuổi thai từ 8-34 tuần. Theo đó, đáng lo ngại có nhiều thai phụ mắc bệnh sởi đã sinh non khi đang điều trị. Tháng 11 có 1 ca thai phụ bị thai lưu.

Đến tháng 12 vừa qua thì có 1 ca sinh non 24 tuần, sinh tại BV và phải chuyển qua BV Từ Dũ để hỗ trợ. Hai ca chuyển dạ lúc thai 30-34 tuần, cũng nhờ BV khác hỗ trợ chăm sóc cháu bé. Sau đó, BV đưa người mẹ đến đây chăm sóc.

Cũng theo BS Hoa, bệnh sởi khiến cho thai phụ miễn dịch kém, sợ nhất là nguy cơ sẩy thai, thai lưu, sinh non. Với những ca này, BS khuyến cáo cần sớm nhập viện để theo dõi, can thiệp y tế. Tại đây, các thai phụ được hỗ trợ về dinh dưỡng, theo dõi sát những dấu hiệu sinh non, kịp thời đưa thai phụ đến BV chuyên khoa hỗ trơ sinh sản.

“Đối với những thai phụ có ý định có thai ở tuổi sinh sản, nên chích ngừa sởi (hiện có mũi chích ngừa sởi + quai bị + Rubela) trước sinh 1-3 tháng để tạo miễn dịch. Có miễn dịch rồi có thai sẽ an toàn. Phụ nữ đã có thai không nên chích ngừa”, BS Huỳnh Thị Thúy Hoa nói .

Sớm đưa trẻ chích ngừa sởi

Liên quan đến bệnh sởi, BS Hoa cho biết thêm, hiện tại những trẻ bị sởi, có những em chưa đến tuổi tiêm ngừa (bé 9 tháng tiêm một lần và 18 tháng tiêm nhắc lại); có những bé 7-8 tháng đã bị, hoặc qua 9 tháng quên tiêm chủng, hoặc quên tiêm mũi nhắc lại. Do đó, khuyến cáo các bà mẹ có em bé nhớ 9 tháng cho bé đi tiêm phòng bệnh sởi. “Sởi không giống những bệnh khác miễn dịch 100%, chỉ đạt 85-90%, nên nhớ chích nhắc lại mũi 2 vào lúc 18 tháng sẽ giảm được số ca không đáp ứng, giảm tình trạng tạo dịch sau chu kì 4 năm”, BS Hoa nói.

BS Vũ Đức Diễn - Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh Trung tâm Y tế dự phòng quận 12, TPHCM cho biết, bệnh sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc, trẻ có thể bị biến chứng rất nặng và dễ gây tử vong. Các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, suy dinh dưỡng, loét giác mạc.... Đáng lo là sự lây chéo của bệnh trong các cơ sở y tế vì bệnh sởi rất dễ lây lan.

“Sởi rất dễ bị nhầm với sốt phát ban nên nếu thấy trẻ sốt cao, phát ban dạng sởi, bắt đầu từ mặt, sau đó lan dần xuống dưới chân, tay; kèm theo viêm kết mạc mắt; viêm long đường hô hấp thì cha mẹ nên cho đi khám tại các cơ sở y tế ngay”, BS Diễn nói. 

K'LIỆP
TIN LIÊN QUAN

Thêm 7000 đơn vị máu bổ sung vào ngân hàng máu quốc gia

Anh Nhàn |

Sáng 13.1, chương trình Chủ nhật đỏ vừa diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến. Dự kiến chương trình thu về 5000-7000 đơn vị máu bổ sung vào ngân hàng máu quốc gia.

Nam thanh niên trượt chân vào máy ép giấy bị đứt lìa 2 đùi

Kim Đồng |

Bị trượt chân vào máy ép giấy, một nam thanh niên đã bị thương đứt lìa 2 đùi và được điều trị tại Bệnh viện (BV) Chấn thương Chỉnh hình (CTCH) TPHCM trong tình trạng nguy kịch.  

Chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân tai nạn giao thông nguy kịch

Kim Đồng |

Một nam thanh niên bị tai nạn giao thông được chuyển đến Bệnh viện (BV) Quận Thủ Đức TPHCM trong tình trạng mất máu nhiều, có vết thương hở lớn vùng ngực và bụng bên trái, gãy hở xương cánh chậu.

Cứu kịp thời mẹ con sản phụ bị vỡ ối nguy kịch

Kim Đồng |

Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 (Thuận An, Bình Dương) vừa cấp cứu kịp thời mẹ con sản phụ 21 tuổi trong tình trạng bị vỡ ối, thai nhi ngôi ngược lọt nửa người ra ngoài.

Thêm 7000 đơn vị máu bổ sung vào ngân hàng máu quốc gia

Anh Nhàn |

Sáng 13.1, chương trình Chủ nhật đỏ vừa diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến. Dự kiến chương trình thu về 5000-7000 đơn vị máu bổ sung vào ngân hàng máu quốc gia.

Nam thanh niên trượt chân vào máy ép giấy bị đứt lìa 2 đùi

Kim Đồng |

Bị trượt chân vào máy ép giấy, một nam thanh niên đã bị thương đứt lìa 2 đùi và được điều trị tại Bệnh viện (BV) Chấn thương Chỉnh hình (CTCH) TPHCM trong tình trạng nguy kịch.  

Chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân tai nạn giao thông nguy kịch

Kim Đồng |

Một nam thanh niên bị tai nạn giao thông được chuyển đến Bệnh viện (BV) Quận Thủ Đức TPHCM trong tình trạng mất máu nhiều, có vết thương hở lớn vùng ngực và bụng bên trái, gãy hở xương cánh chậu.

Cứu kịp thời mẹ con sản phụ bị vỡ ối nguy kịch

Kim Đồng |

Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 (Thuận An, Bình Dương) vừa cấp cứu kịp thời mẹ con sản phụ 21 tuổi trong tình trạng bị vỡ ối, thai nhi ngôi ngược lọt nửa người ra ngoài.