Nhiều trường hợp trẻ bệnh tay chân miệng nặng được cứu sống

Hạ Mây |

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người, dẫn đến dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Vừa qua, bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận thêm 4 trường hợp trẻ bệnh tay chân miệng nặng và được chữa trị kịp thời.

Trường hợp thứ nhất, trẻ Ng.G.L. (8 tháng, nam, ngụ ở Vĩnh Long), nhập viện với biểu hiện lơ mơ mê, mạch nhẹ, chi mát, da nổi bông, nhịp tim > 200 lần/phút, sốt cao liên tục, được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4. Kết quả sau 2 ngày điều trị tình trạng trẻ có cải thiện bớt sốt, nhịp tim giảm còn 145-150 lần/phút, huyết động ổn định, giảm dần thuốc vận mạch, được tiếp tục theo dõi điều trị tích cực

Trường hợp thứ hai, trẻ P.H.Th. 24 tháng, nam, ngụ ở Trà Vinh. Tại bệnh viện, trẻ biểu hiện lừ đừ, mạch rõ 178 lần/phút, huyết áp 125/78 mmHg, sốt cao liên tục, thở rút lõm ngực, được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3, xử trí đặt nội khí quản giúp thở, truyền thuốc điều hòa miễn dịch gammaglobuline, milrinone, an thần midazolam, hạ sốt. Kết quả sau 2 ngày điều trị tình trạng trẻ có cải thiện bớt sốt, nhịp tim giảm còn 128-135 lần/phút, huyết động ổn định.

Trường hợp thứ ba, trẻ P.Đ.K. 3 tuổi, nam, ngụ ở An Giang. Tại đây trẻ biểu hiện lừ đừ, mạch rõ 173 lần/phút, huyết áp 115/82 mmHg, sốt cao 39 độ C, thở kiểu bụng, SpO2 dao động 93-99%, được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3, xử trí đặt nội khí quản giúp thở, truyền thuốc điều hòa miễn dịch gammaglobuline, milrinone, an thần midazolam, hạ sốt. Kết quả sau 3 ngày điều trị tình trạng trẻ có cải thiện bớt sốt, nhịp tim giảm còn 122-132 lần/phút, huyết động ổn định.

Trường hợp thứ tư, trẻ Ng.N.H.M. 6 tuổi, nữ, ngụ ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại bệnh viện, trẻ sốt cao 40 độ C, run tay, nhịp tim nhanh 196 lần/phút, huyết áp 140/90 mmHg. Ghi nhận, trẻ bị hồng ban mụn nước ở tay chân, được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3, xử trí đặt nội khí quản giúp thở, chống rung giật, chống phù não, truyền thuốc điều hòa miễn dịch gammaglobuline, milrinone, an thần midazolam, hạ sốt. Kết quả sau 4 ngày điều trị tình trạng trẻ có cải thiện bớt sốt, hết co giật, nhịp tim giảm còn 120-132 lần/phút, huyết động ổn định, tri giác cải thiện.

Tất cả 4 trường hợp đều có xét nghiệm PCR phết họng trực tràng đều cho kết quả nhiễm EV71, và đều từ các tỉnh chuyển đến. Qua các trường hợp này, BS CK2 Nguyễn Minh Tiến - Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, lưu ý đến quý phụ huynh khi thấy con em mình biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng, thêm xuất hiện một trong các triệu chứng giật mình chới với, ói nhiều, sốt cao khó hạ, thở bất thường, run tay chân, đi loạng choạng, ngồi không vững, nuốt khó, da nổi bông (vân tím), xanh tái, lơ mơ, co giật,… hãy đưa ngay trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, phụ huynh lưu ý phòng ngừa tránh để con em mắc bệnh tay chân miệng. Đối với phụ huynh, cần vệ sinh cá nhân, ăn chín, uống chín, không dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn, bàn chải đánh răng, chén bát đũa muỗng,…). Rửa tay xà phòng sau thay quần áo, tã lót trẻ; sau tiếp xúc phân, nước tiểu, nước bọt; trước và sau chế biến thức ăn. Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà, thanh vịn, nắm cửa,…

Với trẻ em, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước. Rửa tay trước sau ăn, sau chơi đồ chơi, trẻ lớn rửa tay sau khi đi vệ sinh, rửa tay khi tay dơ. Cách ly trẻ bệnh trong 8-10 ngày, không đến trường học, tránh làm vỡ mụn nước gây lây lan bệnh.

Cảnh báo tái nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nhiều bậc phụ huynh chủ quan khi cho rằng trẻ đã từng bị bệnh tay chân miệng sẽ không mắc lại lần 2. Tuy nhiên, trên thực tế căn bệnh này hoàn toàn có thể tái nhiễm và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người do một nhóm siêu vi đường ruột, có thể tạo thành dịch. Bệnh chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh tay chân miệng có thể gặp quanh năm, nhưng có xu hướng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

“Mặc dù trẻ đã khỏi bệnh tay chân miệng nhưng nếu tiếp xúc với nguồn lây vẫn có nguy cơ mắc bệnh, bởi miễn dịch ở trẻ em đối với bệnh này không bền vững" - bác sĩ Trần Ngọc Lưu - Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 lưu ý phụ huynh.

Về các dấu hiệu của bệnh, bậc phụ huynh có thể nhận biết con em mình mắc bệnh gồm: sốt (nhẹ đến cao), loét miệng, nổi hồng ban mụn nước, các vị trí thường gặp như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, khuỷu, mông.

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở não bộ như viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não, hay các biến chứng khác về tim mạch và hô hấp.

Vì vậy, bác sĩ Lưu khuyến cáo các bậc phụ huynh cần đưa con trẻ đến khám tại các cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh. Đặc biệt theo dõi tái khám mỗi ngày đến bảy ngày của bệnh và chú ý các biểu hiện nghi ngờ biến chứng như sốt cao liên tục khó hạ, giật mình nhiều (trên 3 lần/giờ hoặc 2 lần/30 phút), run tay chân, đi loạng choạng, co giật, ói nhiều, thở nhanh, thở mệt, tím tái, lơ mơ, hôn mê.

Hạ Mây
TIN LIÊN QUAN

Bệnh tay chân miệng do chủng virus EV71 chuyển biến khó lường

Hà Lê |

Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 1.200 trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám với gần 500 trẻ phải nhập viện điều trị. Trong số đó có 20 - 30% trường hợp là nhiễm chủng virus EV71.

Nguy cơ mắc sốt xuất huyết ở trẻ vào mùa mưa

Hạ Mây |

Các tỉnh Nam Bộ đang bước vào mùa mưa, nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát nên người dân cần chủ động phòng ngừa.

Tiêu chảy cấp thường xảy ra ở trẻ em trong mùa nắng nóng

An Nhiên |

Theo bác sĩ, vào những mùa nắng nóng, trẻ em thường dễ gặp tiêu chảy cấp. Nguyên nhân xuất phát từ những thực phẩm hàng ngày khó bảo quản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời tiết nắng nóng.

Mối liên hệ giữa răng miệng và sức khỏe của cả cơ thể

Hạ Mây |

Răng miệng là môi trường có nhiều vi khuẩn có lợi tham gia chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, răng miệng cũng là nơi có các vi khuẩn có hại gây ra nhiều bệnh liên quan đến sức khỏe toàn thân.

Bệnh tay chân miệng do chủng virus EV71 chuyển biến khó lường

Hà Lê |

Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 1.200 trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám với gần 500 trẻ phải nhập viện điều trị. Trong số đó có 20 - 30% trường hợp là nhiễm chủng virus EV71.

Nguy cơ mắc sốt xuất huyết ở trẻ vào mùa mưa

Hạ Mây |

Các tỉnh Nam Bộ đang bước vào mùa mưa, nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát nên người dân cần chủ động phòng ngừa.

Tiêu chảy cấp thường xảy ra ở trẻ em trong mùa nắng nóng

An Nhiên |

Theo bác sĩ, vào những mùa nắng nóng, trẻ em thường dễ gặp tiêu chảy cấp. Nguyên nhân xuất phát từ những thực phẩm hàng ngày khó bảo quản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời tiết nắng nóng.

Mối liên hệ giữa răng miệng và sức khỏe của cả cơ thể

Hạ Mây |

Răng miệng là môi trường có nhiều vi khuẩn có lợi tham gia chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, răng miệng cũng là nơi có các vi khuẩn có hại gây ra nhiều bệnh liên quan đến sức khỏe toàn thân.