Tán sỏi thận qua da: Lợi ích và nguy cơ cần biết

TÂM AN |

Nội soi tán sỏi thận qua da là phương pháp được ưu tiên lựa chọn hiện nay trên thế giới trong phẫu thuật (mổ) điều trị sỏi thận với nhiều ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật mở kinh điển. Bên cạnh những lợi ích, phương pháp này vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn, chảy máu, tổn thương cơ quan lân cận, thậm chí tử vong...

Tán sỏi thận qua da điều trị sỏi tiết niệu được áp dụng rộng rãi

Theo PGS.TS.BS. Vũ Lê Chuyên (Chủ tịch Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam), tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu phụ thuộc vào các yếu tố như địa lý, khí hậu, chủng tộc, chế độ ăn uống và di truyền. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm góp phần làm tăng tỷ lệ sỏi niệu tại nước ta. Các khảo sát cho thấy, Việt Nam nằm trong vùng có tỉ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu cao gọi là “Vùng sỏi thế giới”.

Với sỏi thận có kích thước nhỏ, người bệnh có thể được điều trị bằng cách cho uống nước nhiều và dùng thuốc tan sỏi hoặc tống xuất sỏi. Đối với sỏi thận có kích thước lớn, không thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, các phương pháp như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi thận qua da, phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật mở được lựa chọn.

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, vai trò của phương pháp phẫu thuật mở trong điều trị sỏi thận đang giảm dần. Hiện nay, các hướng dẫn mới nhất về điều trị sỏi thận từ các Hội Tiết niệu Hoa Kỳ, Hội Tiết niệu Châu Âu không còn đề cập đến vai trò của mổ mở nữa, thay vào đó là phương pháp tán sỏi thận qua da với những ưu điểm như ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả cao. Phương pháp này đang được áp dụng rộng khắp tại nhiều nơi trên thế giới và được thực hiện tại các bệnh viện chuyên điều trị sỏi thận tại nước ta.

“Trong phẫu thuật tán sỏi thận qua da, bác sĩ tạo ra một đường hầm tiếp cận viên sỏi từ ngoài da tại vùng hông lưng. Đường hầm có kích thước khoảng 1 cm nên vết rạch da rất nhỏ, bác sĩ sẽ đưa thiết bị vào qua đường hầm này để tán vỡ vụn sỏi và lấy các mảnh nhỏ ra ngoài. Nếu mổ mở, người bệnh sẽ phải chịu một đường mổ dài khoảng 15 cm ở vùng hông lưng. Vết mổ cắt đứt cơ vùng hông lưng, tổn thương thần kinh, xương sườn số 12. Tổn thương sau mổ mở là khá lớn, đòi hỏi thời gian sau phẫu thuật kéo dài, lâu hồi phục và mức độ đau sau mổ nhiều. Ngoài ra, sau phẫu thuật, vùng quanh thận đã xâm lấn sẽ hình thành mô xơ dính. Do đó, nếu người bệnh có sỏi tái phát thì việc tiếp cận trong những lần sau khó khăn, tăng nguy cơ tổn thương như chảy máu, nhiễm trùng, phạm vào ruột, thoát vị vết mổ…” - PGS.TS.BS. Vũ Lê Chuyên phân tích về các phương pháp chữa sỏi tiết niệu.

Cẩn thận những biến chứng khi lấy sỏi qua da

Theo PGS.TS.BS. Vũ Lê Chuyên, lấy sỏi qua da thể hiện vai trò quan trọng trong điều trị cho các trường hợp sỏi thận tái phát. Kỹ thuật tạo đường hầm trực tiếp đến sỏi sẽ giúp giảm thiếu cảm giác đau do vết mổ ở các lần can thiệp sỏi tiếp theo. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả các trường hợp sỏi lớn hoặc thất bại với điều trị nội khoa hoặc tán sỏi ngoài cơ thể.

Bên cạnh đó, tán sỏi thận qua da vẫn tồn tại một tỷ lệ nhỏ những biến chứng như chảy máu, nhiễm khuẩn huyết, tổn thương cơ quan lân cận, thậm chí tử vong. Trong đó, có những biến chứng nằm ngoài khả năng kiểm soát của bác sĩ mà người bệnh cần được tư vấn và hiểu rõ trước khi lựa chọn phương pháp tán sỏi thận qua da.

Chảy máu là một biến chứng đáng kể sau tán sỏi thận qua da, vì thận là một cơ quan chứa nhiều máu. Nguyên nhân do rò động mạch hoặc giả phình mạch, cần thuyên tắc động mạch xảy ra ở khoảng 1% trường hợp. Không hiếm các trường hợp chảy máu nặng phải truyền máu, thậm chí cắt thận hoặc tử vong. Nhiễm khuẩn huyết cũng là một biến chứng cần lưu ý sau lấy sỏi thận qua da với tỷ lệ ghi nhận trong y văn từ 0,97% - 4,7%. Nếu tình trạng đáp ứng kháng sinh kém, người bệnh có nguy cơ tử vong. Tỷ lệ tử vong sau tán sỏi thận qua da từ 0,05% đến 0,8%, thường liên quan đến nhiễm khuẩn khó kiểm soát sau mổ. Thậm chí, biến chứng nhiễm khuẩn huyết vẫn xuất hiện ở một số trường hợp có xét nghiệm nước tiểu sạch trước mổ.

Tỷ lệ sạch sỏi của tán sỏi thận qua da được báo cáo lên đến 90%, tùy mức độ kinh nghiệm, đặc tính của sỏi và thiết bị được sử dụng trong quy trình. Các nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong quá trình tán sạch sỏi là không tiếp cận được các đài thận chứa các viên sỏi, hình ảnh phẫu trường khó quan sát rõ do máu che mờ, kỹ thuật và thành phần sỏi.

TÂM AN
TIN LIÊN QUAN

Dược sĩ Trương Minh Đạt: Cách bổ sung canxi giúp trẻ cao lớn,không sỏi thận

TÂM AN |

Dược sĩ Trương Minh Đạt, Giám đốc Trung tâm Sức khoẻ Nhi khoa Century, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y dược có những chia sẻ về những lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ. Theo đó, nên bổ sung canxi từ muối hữu cơ để giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ, ít lắng đọng, gây sỏi thận.

Điểm mặt những thói quen sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Đan Minh |

Thận là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Thận có chức năng lọc máu trong cơ thể theo chu kỳ 30 phút một lần. Thế nhưng, nhiều người hiện đang có những thói quen sinh hoạt có hại cho thận.

Đau lưng hông kéo dài dễ là dấu hiệu của ung thư thận

Hà Lê |

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của ung thư thận không rõ ràng với những biểu hiện như đau lưng, đau bên hông, tụt cân hoặc chán ăn, sốt và đổ mồ hôi đêm… và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, viêm dạ dày…

Người bị bệnh sỏi thận nên ăn gì?

VÔ ƯU (T/H) |

Bên cạnh các biện pháp chữa bệnh sỏi thận tại nhà, việc ăn uống cho người bị sỏi thận cũng rất được quan tâm. Dưới đây là những lưu ý về ăn uống cho người bệnh sỏi thận.

Dược sĩ Trương Minh Đạt: Cách bổ sung canxi giúp trẻ cao lớn,không sỏi thận

TÂM AN |

Dược sĩ Trương Minh Đạt, Giám đốc Trung tâm Sức khoẻ Nhi khoa Century, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y dược có những chia sẻ về những lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ. Theo đó, nên bổ sung canxi từ muối hữu cơ để giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ, ít lắng đọng, gây sỏi thận.

Điểm mặt những thói quen sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Đan Minh |

Thận là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Thận có chức năng lọc máu trong cơ thể theo chu kỳ 30 phút một lần. Thế nhưng, nhiều người hiện đang có những thói quen sinh hoạt có hại cho thận.

Đau lưng hông kéo dài dễ là dấu hiệu của ung thư thận

Hà Lê |

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của ung thư thận không rõ ràng với những biểu hiện như đau lưng, đau bên hông, tụt cân hoặc chán ăn, sốt và đổ mồ hôi đêm… và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, viêm dạ dày…

Người bị bệnh sỏi thận nên ăn gì?

VÔ ƯU (T/H) |

Bên cạnh các biện pháp chữa bệnh sỏi thận tại nhà, việc ăn uống cho người bị sỏi thận cũng rất được quan tâm. Dưới đây là những lưu ý về ăn uống cho người bệnh sỏi thận.