Trẻ sốt cao nên ăn uống như thế nào?

Tâm An |

Khi trẻ bị sốt cao cần ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hoá, và uống nhiều nước hơn bình thường.

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, khi trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn, thường có sốt cao, vật vã.

Khi sốt cao, chuyển hoá cơ bản sẽ tăng lên, cứ sốt tăng 1­ độ C thì chuyển hoá cơ bản tăng lên 10%. Vì vậy, nhu cầu về nước, năng lượng, Protid, Vitamin và muối khoáng tăng lên nhiều.

Khi trẻ sốt cao do nhiễm khuẩn thường chán ăn, vì vậy nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hơn bình thường.

Các loại thực phẩm dùng cho trẻ bị sốt cao là các loại quả chín, như cam, chanh, quít, bưởi… chứa nhiều vitamin C và các loại thực phẩm giàu đạm như sữa mẹ, sữa đậu nành, sữa bò, trứng, thịt.

Trẻ dưới 6 tháng: bú mẹ nhiều lần, nếu trẻ không bú được thì mẹ vắt sữa vào cốc rồi cho trẻ uống bằng thìa và cốc.

Trẻ 6 tháng tuổi trở lên: Ngoài bú mẹ, nên cho trẻ ăn bột, cháo, súp, nấu loãng hơn bình thường khuấy với thịt, trứng, cá, rau xanh và dầu mỡ. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (từ 6-8 bữa), uống thêm nước quả, sữa đậu nành.

Khi trẻ đỡ sốt thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường, đảm bảo số lượng và chất lượng. Khi sốt thì không phải ăn kiêng, nhưng không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn khô cứng, chế biến sẵn, thức ăn có nhiều mỡ khó tiêu.

Tâm An
TIN LIÊN QUAN

Lưu ý phòng chống sốt xuất huyết giữa dịch COVID-19

Mai Thanh - Lệ Hà |

Lo lắng trước sự lây nhiễm của COVID-19, nhiều người có triệu chứng của sốt xuất huyết (sốt, đau mỏi người,..) đã không dám tới bệnh viện để thăm khám và điều trị hoặc chỉ đi khám sàng lọc COVID-19. Đây là một trong những sai lầm thường gặp của mọi người trước nguy cơ “dịch chồng dịch” khi dịch sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng.

"Phát sốt" với địa điểm sống ảo giá rẻ ngay giữa Sài Gòn

Ngọc Lê |

Không cần tốn quá nhiều chi phí, ngay tại giữa Sài Gòn có ngay các địa điểm sống ảo như vườn hoa hướng dương, Sài Gòn WaterBus,..

Những loại thuốc nên và không nên dùng khi sốt xuất huyết

Lâm Anh T/H |

Khi cần hạ sốt trong bệnh sốt xuất huyết, để đảm bảo an toàn, cần phân biệt rõ loại thuốc nào nên và không nên dùng.

Các biến chứng khó lường của sốt xuất huyết

Ngọc Lê (T/H) |

Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến, dễ bùng phát vào mùa mưa. Triệu chứng của bệnh dễ nhầm sang sốt virus thông thường, chính vì điều này mà làm cho người bệnh chủ quan, lơ là.

Lưu ý phòng chống sốt xuất huyết giữa dịch COVID-19

Mai Thanh - Lệ Hà |

Lo lắng trước sự lây nhiễm của COVID-19, nhiều người có triệu chứng của sốt xuất huyết (sốt, đau mỏi người,..) đã không dám tới bệnh viện để thăm khám và điều trị hoặc chỉ đi khám sàng lọc COVID-19. Đây là một trong những sai lầm thường gặp của mọi người trước nguy cơ “dịch chồng dịch” khi dịch sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng.

"Phát sốt" với địa điểm sống ảo giá rẻ ngay giữa Sài Gòn

Ngọc Lê |

Không cần tốn quá nhiều chi phí, ngay tại giữa Sài Gòn có ngay các địa điểm sống ảo như vườn hoa hướng dương, Sài Gòn WaterBus,..

Những loại thuốc nên và không nên dùng khi sốt xuất huyết

Lâm Anh T/H |

Khi cần hạ sốt trong bệnh sốt xuất huyết, để đảm bảo an toàn, cần phân biệt rõ loại thuốc nào nên và không nên dùng.

Các biến chứng khó lường của sốt xuất huyết

Ngọc Lê (T/H) |

Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến, dễ bùng phát vào mùa mưa. Triệu chứng của bệnh dễ nhầm sang sốt virus thông thường, chính vì điều này mà làm cho người bệnh chủ quan, lơ là.