Trời nồm kéo dài, dễ mắc nhiều bệnh

Hà Lê |

Các tỉnh miền Bắc đang trải qua thời điểm chuyển từ thời tiết khô hanh sang mưa phùn, nồm ẩm. Theo dự báo, trong thời gian tới, miền Bắc thường xuyên mưa phùn, sương mù, độ ẩm không khí trên 80% đến trên 90%; tường nhà, bờ tường, sàn nhà "đổ mồ hôi" trơn trượt. Không khí ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh phát triển... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thời tiết "đe doạ" bệnh hô hấp

Thời tiết nồm ẩm không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Độ ẩm không khí cao gây tụ hơi nước khắp nơi trong nhà, đặc biệt là trên sàn, thảm, kính cửa sổ, khiến nấm mốc và các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh. Thêm nữa, nhiều loại hình thời tiết thay đổi liên tục trong ngày như sáng mưa phùn kèm sương mù, trưa hửng nắng, tối mưa lạnh khiến cơ thể khó thích nghi kịp, càng dễ nhiễm bệnh.

Các bệnh đường hô hấp dễ mắc thời điểm này gồm viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, khởi phát cơn hen cấp. Người có bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tim mạch cũng dễ khởi phát triệu chứng.

Theo TS.BS Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai), trẻ em là đối tượng đầu tiên dễ bị ảnh hưởng sức khoẻ do thời tiết nhất. Khi thay đổi thời tiết, trời lạnh quá hay nồm ẩm như hiện nay, trẻ em do sức đề kháng kém rất dễ ốm, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dị ứng với thời tiết. Với những trường hợp nặng sẽ buộc phải nhập viện điều trị, còn những trường hợp nhẹ, trẻ không cần thiết phải nhập viện mà sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo dõi, điều trị tại nhà.

Trẻ em, người già, người có bệnh nền là những người có hệ miễn dịch yếu, sức chống chọi với vi khuẩn, virus kém, do đó dễ nhiễm bệnh hơn khi gặp thời tiết nồm ẩm.

Bên cạnh đó, trong tiết trời nồm ẩm nên thực phẩm, thức ăn không bảo quản đúng cách cũng dễ bị ôi thiu, khi trẻ ăn phải sẽ gặp các rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy... Trời nồm, trẻ có thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, khó ngủ hơn, nên sức đề kháng cũng kém hơn và dễ ốm, vì vậy các phụ huynh cần để ý để lau mồ hôi cho trẻ kịp thời và mặc đồ thoáng mát, tránh tình trạng ủ ấm quá trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi và thấm ngược lại vào cơ thể gây viêm phổi.

Đối phó với bệnh mùa ẩm ướt

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: Người dân cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. 

Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.

Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.

Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch.

Các hộ gia đình cần đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ ấm nhà cửa. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

BS.TS Nguyễn Thành Nam khuyên: Không khí nồm ẩm sẽ theo cửa sổ và làm ẩm ngôi nhà. Nên đóng kín các cửa sổ để hạn chế không khí vào nhà. Thường xuyên lau nhà cửa bằng những loại vải dễ hút nước. Chăn màn cũng nên thay đổi đề phòng nấm mốc, ẩm ướt gây nhiều loại bệnh hay virus. Sử dụng máy hút ẩm để làm giảm lượng ẩm trong nhà cũng là một giải pháp khả thi khi trời nồm. Dọn dẹp, hút bụi đồ vật bị nấm mốc để tránh hít phải bụi bẩn gây nhiễm bệnh.

Với trẻ em, cần giữ ấm bụng để hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa. Nếu dính nước mưa, cần thay ngay quần áo khô hoặc làm khô và sưởi ấm người ngay. Nên bổ sung bằng nước gừng nóng để ngăn ngừa cảm lạnh.

Khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sốt, sổ mũi, khó thở…, các bậc cha mẹ cần cho trẻ đi khám bệnh kịp thời với các bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình điều trị cần tăng cường dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức để kháng, vệ sinh mũi họng sạch sẽ tránh mầm bệnh còn lưu trong cơ thể lâu hơn.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Nhịp sống 24h: Miền Bắc sắp trở mưa phùn nồm ẩm

HẠ MÂY (TH) |

Nhịp sống 24h: Miền Bắc sắp trở mưa phùn nồm ẩm kéo dài, giảm chênh lệch nhiệt độ ngày đêm; Lễ hội cầu ngư 3 năm có một lần...

Viêm đường hô hấp trên ở thời điểm giao mùa

Hạ Mây |

Mặc dù bệnh về đường hô hấp xuất hiện rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhất là thời điểm giao mùa, dễ phát hiện nhưng nó lại chứa nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi sát tình trạng diễn tiến của bệnh. Thạc sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 1, Nguyễn Vũ Hoài Chi – Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Quân y 175 có những tư vấn liên quan đến bệnh này.

Gợi ý 4 mẹo đơn giản giúp ngắt cơn ho nhanh chóng

Hương Lê (Theo Women’s Health) |

Súc miệng nước muối, pha nước ấm mật ong, ngậm gừng,… là những mẹo đơn giản giúp làm dịu cơn ho, giảm rát họng. 

Bệnh lý hô hấp ở trẻ khi chuyển mùa, phụ huynh cần làm gì?

An Nhiên |

Bệnh lý hô hấp ở trẻ nhỏ là bệnh phổ biến khi thời tiết giao mùa, không ít người cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên không cho con đến bác sĩ. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, các bệnh lý hô hấp có thể dẫn đến các biến chứng nặng và nguy hiểm.

Nhịp sống 24h: Miền Bắc sắp trở mưa phùn nồm ẩm

HẠ MÂY (TH) |

Nhịp sống 24h: Miền Bắc sắp trở mưa phùn nồm ẩm kéo dài, giảm chênh lệch nhiệt độ ngày đêm; Lễ hội cầu ngư 3 năm có một lần...

Viêm đường hô hấp trên ở thời điểm giao mùa

Hạ Mây |

Mặc dù bệnh về đường hô hấp xuất hiện rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhất là thời điểm giao mùa, dễ phát hiện nhưng nó lại chứa nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi sát tình trạng diễn tiến của bệnh. Thạc sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 1, Nguyễn Vũ Hoài Chi – Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Quân y 175 có những tư vấn liên quan đến bệnh này.

Gợi ý 4 mẹo đơn giản giúp ngắt cơn ho nhanh chóng

Hương Lê (Theo Women’s Health) |

Súc miệng nước muối, pha nước ấm mật ong, ngậm gừng,… là những mẹo đơn giản giúp làm dịu cơn ho, giảm rát họng. 

Bệnh lý hô hấp ở trẻ khi chuyển mùa, phụ huynh cần làm gì?

An Nhiên |

Bệnh lý hô hấp ở trẻ nhỏ là bệnh phổ biến khi thời tiết giao mùa, không ít người cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên không cho con đến bác sĩ. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, các bệnh lý hô hấp có thể dẫn đến các biến chứng nặng và nguy hiểm.