Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giảm thiếu rủi ro suy giảm thị lực và đột quỵ

V. Phú |

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp phát hiện ra những thay đổi nhỏ nhất trong võng mạc và có khả năng trở thành một nhân tố mới giúp hàng triệu người tránh được nguy cơ suy giảm thị lực và khiếm thị. Trong một nghiên cứu kéo dài 3 năm, các giáo sư tại Đại học Monash đã phát triển mô hình học sâu về võng mạc, có thể giúp các bác sĩ phát hiện và dự đoán nguy cơ tắc tĩnh mạch võng mạc (RVO), một hiện tượng tắc nghẽn tĩnh mạch trong võng mạc của mắt do cục máu đông.

Công nghệ này cũng có khả năng dự đoán nguy cơ đau tim và đột quỵ, do võng mạc được kết nối rất chặt chẽ với các bộ phận khác của cơ thể thông qua hệ thống thần kinh trung ương.

Nghiên cứu do nhóm nghiên cứu Medical AI thuộc trung tâm nghiên cứu của Đại học Monash thực hiện dưới sự tài trợ của Airdoc. Nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí hàng đầu Eye thuộc Nature.

Tác giả của nghiên cứu, Phó giáo sư Zongyuan Ge, cũng là Nghiên cứu viên cao cấp thỉnh giảng tại Khoa Kỹ thuật Hệ thống Điện và Máy tính cho biết, bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc RVO là bệnh mạch máu võng mạc phổ biến thứ hai trên thế giới và ước tính có khoảng 16 triệu người bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Nếu chẩn đoán quá muộn hoặc không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến suy giảm thị lực, nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.

Phó giáo sư Ge cho biết, trí tuệ nhân tạo trước đây được ứng dụng tập trung vào các bệnh về mắt truyền thống hơn như bệnh võng mạc tiểu đường, tăng nhãn áp hay đục thủy tinh thể.

V. Phú
TIN LIÊN QUAN

Có nên thừa nhận tư cách pháp lý của trí tuệ nhân tạo như con người?

Tuệ Nhi |

Xác định địa vị pháp lý của trí tuệ nhân tạo (AI) là nội dung đáng chú ý, được quan tâm thảo luận tại Hội thảo quốc tế "Trách nhiệm pháp lý trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo: Thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam" do Bộ Tư pháp và Trường Đại học Luật TPHCM tổ chức.

TPHCM: Phát động Hội thi Giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo năm 2022

HUYÊN NGUYỄN |

Thông qua Giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo năm 2022, ban tổ chức mong muốn tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo nhằm giải quyết các bài toán được đặt ra trong bối cảnh TPHCM đang tập trung đầu tư phát triển và đẩy mạnh xây dựng đô thị thông minh.

Trường đại học đầu tiên đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành Trí tuệ Nhân tạo

HUYÊN NGUYỄN |

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) sẽ tuyển sinh ngành Trí tuệ Nhân tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ từ năm 2022.

Có nên thừa nhận tư cách pháp lý của trí tuệ nhân tạo như con người?

Tuệ Nhi |

Xác định địa vị pháp lý của trí tuệ nhân tạo (AI) là nội dung đáng chú ý, được quan tâm thảo luận tại Hội thảo quốc tế "Trách nhiệm pháp lý trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo: Thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam" do Bộ Tư pháp và Trường Đại học Luật TPHCM tổ chức.

TPHCM: Phát động Hội thi Giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo năm 2022

HUYÊN NGUYỄN |

Thông qua Giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo năm 2022, ban tổ chức mong muốn tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo nhằm giải quyết các bài toán được đặt ra trong bối cảnh TPHCM đang tập trung đầu tư phát triển và đẩy mạnh xây dựng đô thị thông minh.

Trường đại học đầu tiên đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành Trí tuệ Nhân tạo

HUYÊN NGUYỄN |

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) sẽ tuyển sinh ngành Trí tuệ Nhân tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ từ năm 2022.