Thu nhập cao từ vẽ tranh trên nền gốm đỏ Vĩnh Long

HOÀNG LỘC |

Sau khi đoạt giải nhất trong Cuộc thi Ý tưởng và Dự án khởi nghiệp tỉnh Vĩnh Long lần VI, năm 2023, hình ảnh của vùng đất Vĩnh Long được đưa nhiều vào sản phẩm gốm đỏ làm đa dạng thêm sản phẩm cho sản phẩm truyền thống của Vĩnh Long.

Trao đổi với Lao Động về việc vẽ tranh lên các sản phẩm đồ gốm đỏ, chị Hồ Thanh Thảo (sinh năm 1994, ở Phường 5, TP Vĩnh Long) cho biết, sau nhiều lần thất bại, đến năm 2020 chị đã nghiên cứu ra công thức cho riêng mình.

Theo chị Thảo, làng nghề làm gạch, làm gốm đỏ ở Vĩnh Long đã có hơn 100 năm tuổi, nhưng đang dần mai một. Do đó, chị đã đưa hình ảnh những di tích văn hóa, lịch sử, sông nước miệt vườn… lên sản phẩm gốm đỏ để phần nào quảng bá du lịch nói chung và làng nghề gốm đỏ nói riêng.

"Mỗi ngày hoàn thành được 2 - 3 sản phẩm chậu gốm đỏ được vẽ tranh phong cảnh giúp tôi thu về từ 600.000 - 1.200.000 đồng", chị Thảo cho biết thêm.

Sản phẩm tranh được vẽ trên nền gốm đỏ được nhiều người chọn mua. Ảnh: Hoàng Lộc
Sản phẩm tranh được vẽ trên nền gốm đỏ Vĩnh Long được nhiều người chọn mua. Ảnh: Hoàng Lộc

Bên cạnh vẽ tranh, chị Thảo còn nhiệt tình hướng dẫn cho gần 20 em học sinh các cấp vẽ tranh lên các sản phẩm gỗ, đá cuội và hơn hết là vẽ lên sản phẩm gốm đỏ Vĩnh Long.

Bà Trần Nguyễn Mai Chăm (ở phường 5, TP Vĩnh Long) cho biết, thấy việc làm của chị Thảo rất có ý nghĩa cho việc quảng bá du lịch qua hình ảnh trên gốm đỏ, nên đã cho 2 con theo học.

“Từ sản phẩm các con làm ra được nhiều người khen và hỏi mua khiến mình cảm thấy tự hào về việc các con đang góp phần vào giới thiệu những di tích văn hóa, lịch sử, con người, vùng đất Vĩnh Long đến với bạn bè bốn phương”, bà Chăm cho biết thêm.

"Với đơn hàng có số lượng từ 10 - 20 sản phẩm, đội ngũ vẽ tranh bên tôi hoàn thành trong thời gian chậm nhất 2 ngày, giúp mỗi người thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng", chị Thảo cho biết thêm.

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Công Khánh - Bí thư Tỉnh đoàn Vĩnh Long - cho biết, không chỉ đơn thuần thể hiện một bức tranh mà thông qua đó làm nổi bật lên hình ảnh đời sống sinh hoạt, nét lịch sử, văn hóa, con người tại địa phương đến với nhiều người qua sản phẩm nghệ thuật.

Theo ông Khánh, thời gian tới, Tỉnh đoàn Vĩnh Long tiếp tục đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp thanh niên bằng cách phối hợp với các sở, ban, ngành hỗ trợ về vốn, tập huấn kỹ thuật. Bên cạnh đó là mang các sản phẩm của địa phương đến các hội chợ thương mại để mang những sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên Vĩnh Long đến các vùng miền và có thể là các nước trên thế giới.

“Ở khía cạnh xã hội, Thảo tạo việc làm cho người lao động, sinh viên thông qua vẽ tranh, phục vụ tại điểm sản xuất tranh trên nền là gốm đỏ, đặc biệt góp phần tiêu thụ các sản phẩm từ gốm đỏ của quê hương Vĩnh Long”, ông Khánh cho biết thêm.

HOÀNG LỘC
TIN LIÊN QUAN

Hoàng Yến Chibi làm thuê ở vườn rau, Tiến Luật kiếm tiền tại xưởng gốm

An Nhiên |

Mùa 2 chương trình “Đệ nhất mưu sinh” lên sóng VTV9 với sự góp mặt của Huy Khánh - Tiến Luật cùng 2 khách mời Hoàng Yến Chibi - Huỳnh Phương.

Sinh viên Vĩnh Long có thêm thu nhập từ Festival Nông sản Việt Nam

HOÀNG LỘC |

Nhiều bạn sinh viên tham gia lao động thời vụ tại Festival Nông sản Việt Nam – Vĩnh Long năm 2023 có thu nhập từ 300.000 – 500.000 đồng/ngày.

Thông điệp bảo vệ môi trường qua tranh gốm hữu nghị Việt - Đức

Thanh Hương |

Lễ khánh thành bức tranh gốm đánh dấu tình hữu nghị Việt – Đức cao 2,2 m dài 26 m tại bức tường Công viên nước Hồ Tây.

Hoàng Yến Chibi làm thuê ở vườn rau, Tiến Luật kiếm tiền tại xưởng gốm

An Nhiên |

Mùa 2 chương trình “Đệ nhất mưu sinh” lên sóng VTV9 với sự góp mặt của Huy Khánh - Tiến Luật cùng 2 khách mời Hoàng Yến Chibi - Huỳnh Phương.

Sinh viên Vĩnh Long có thêm thu nhập từ Festival Nông sản Việt Nam

HOÀNG LỘC |

Nhiều bạn sinh viên tham gia lao động thời vụ tại Festival Nông sản Việt Nam – Vĩnh Long năm 2023 có thu nhập từ 300.000 – 500.000 đồng/ngày.

Thông điệp bảo vệ môi trường qua tranh gốm hữu nghị Việt - Đức

Thanh Hương |

Lễ khánh thành bức tranh gốm đánh dấu tình hữu nghị Việt – Đức cao 2,2 m dài 26 m tại bức tường Công viên nước Hồ Tây.