Cấp cứu trường hợp đột ngột mất ý thức sau khi thức dậy

Thanh Thanh |

TPHCM - Bệnh nhân nữ nhập viện trong tình trạng yếu nửa người bên phải, nói khó, có biểu hiện mất ý thức vận động. Quy trình cấp cứu đột quỵ được khởi động ngay khi nhập viện.

Những năm gần đây, tình trạng nhồi máu não có xu hướng trẻ hóa. Tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng. 

Vừa qua, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn tiếp nhận cấp cứu chị T.T.A.N (44 tuổi, TPHCM) trong tình trạng yếu nửa người bên phải, nói khó, có biểu hiện mất ý thức vận động.

Anh H – chồng của chị N chia sẻ: "Chúng tôi thường thức dậy vào 6 giờ sáng để chuẩn bị đi làm. Hôm trước, tôi dậy trước, nhìn qua bên cạnh thấy vợ cứ nhìn lên trần nhà, không thể tự đứng dậy hay nói chuyện".

Được biết, gia đình đã đưa bệnh nhân đến thăm khám tại bệnh viện gần nơi cư trú nhưng chưa phát hiện được nguyên nhân.

Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, các bác sĩ khởi động quy trình CODE STROKE (quy trình cấp cứu đột quỵ). Bệnh nhân được chụp MRI sọ não, kết quả cho thấy tình trạng nhồi máu não bán cầu trái, tắc động mạch não giữa trái.

Đây là tình trạng đột quỵ nặng, cần được can thiệp tái thông động mạch não giữa trái khẩn cấp. 

Sau can thiệp, chị N có thể cử động lại các bộ phận như tay chân phải gần như bình thường. Bệnh nhân xuất viện sớm chỉ sau 4 ngày điều trị tại đây. 

ThS.BS Phạm Định Chương – Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, người bệnh có dấu hiệu đột quỵ cấp từ lúc sáng sớm, đến hơn 12 giờ trưa cùng ngày thì nhập cấp cứu tại đơn vị.

"Từ kết quả phim MRI sọ não phát hiện tình trạng nhồi máu, quy trình Code Stroke ngay lập tức được khởi động. Thời gian cấp cứu nhồi máu não càng trễ thì nguy cơ vùng não tổn thương ngày càng lan rộng.

Nếu vùng não bị tổn thương nặng, người bệnh có thể bị tàn phế, thậm chí là tử vong" - bác sĩ Định Chương cho hay. 

Nhồi máu não là tình trạng bán cầu não không được cung cấp máu kịp thời do hẹp, tắc mạch máu não. Nhồi máu não chiếm khoảng 80% các trường hợp đột quỵ não.

Việc chủ động nhận biết và kịp thời xử trí đột quỵ não có thể làm giảm nguy cơ diễn tiến nặng, tăng khả năng phục hồi của người bệnh.

Thanh Thanh
TIN LIÊN QUAN

Da bong tróc, rỉ mụn nước… là biểu hiện của bệnh gì?

NGUYỄN LY |

TPHCM - Nhiều người da tay liên tục bị bong tróc đi kèm với dịch mụn nước nhỏ, ngứa… Đây là những biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc, căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải. 

Nghịch bật lửa, bé 8 tuổi bị bỏng vùng mặt

Hà Lê |

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và điều trị cho một bé trai 8 tuổi bị bỏng vùng mặt. T

Tim ngừng đập trên đường cấp cứu, bệnh nhân được cứu kịp thời

HƯƠNG SƠN |

TPHCM -  Trên đường đến bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân có biểu hiện ngưng tim và nhanh chóng được các bác sĩ cứu thành công. 

Cấp cứu thành công bệnh nhân ngộ độc do ăn nhầm lá ngón

Hà Lê |

Bệnh nhân M, 49 tuổi, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vào đêm ngày 30.8 trong tình trạng nôn, tê lưỡi, đau đầu chóng mặt… sau khi ăn nhầm lá ngón.

Da bong tróc, rỉ mụn nước… là biểu hiện của bệnh gì?

NGUYỄN LY |

TPHCM - Nhiều người da tay liên tục bị bong tróc đi kèm với dịch mụn nước nhỏ, ngứa… Đây là những biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc, căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải. 

Nghịch bật lửa, bé 8 tuổi bị bỏng vùng mặt

Hà Lê |

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và điều trị cho một bé trai 8 tuổi bị bỏng vùng mặt. T

Tim ngừng đập trên đường cấp cứu, bệnh nhân được cứu kịp thời

HƯƠNG SƠN |

TPHCM -  Trên đường đến bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân có biểu hiện ngưng tim và nhanh chóng được các bác sĩ cứu thành công. 

Cấp cứu thành công bệnh nhân ngộ độc do ăn nhầm lá ngón

Hà Lê |

Bệnh nhân M, 49 tuổi, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vào đêm ngày 30.8 trong tình trạng nôn, tê lưỡi, đau đầu chóng mặt… sau khi ăn nhầm lá ngón.