Tim ngừng đập trên đường cấp cứu, bệnh nhân được cứu kịp thời

HƯƠNG SƠN |

TPHCM -  Trên đường đến bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân có biểu hiện ngưng tim và nhanh chóng được các bác sĩ cứu thành công. 

Một bệnh nhân 44 tuổi, ngụ TPHCM cảm thấy đau trước ngực trái kèm khó thở nên được người nhà đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim và ngay lập tức được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cấp cứu. 

Trên đường đi cấp cứu, bệnh nhân bất ngờ ngưng tim, hôn mê sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp, mạch không bắt được và huyết áp không đo được. 

Bác sĩ Nguyễn Đăng Khoa - Khoa can thiệp Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết, các bác sĩ đã khẩn trương tiến hành hồi sức tim phổi, ép tim ngoài lồng ngực và đặt nội khí quản. Trong quá trình cấp cứu, bệnh nhân lên cơn rung thất 5 lần, khiến tim đập nhanh bất thường làm mất nguồn cung cấp máu đến các cơ quan quan trọng. Bệnh nhân lập tức được sốc điện chuyển nhịp.

Sau 45 phút hồi sức tim phổi, bệnh nhân có mạch và huyết áp trở lại. Ê-kíp chuyên khoa Can thiệp tim mạch nhận định chụp và can thiệp động mạch vành cấp cứu cho bệnh nhân là việc không thể chậm trễ.

Kết quả chụp động mạch vành cho thấy bệnh nhân bị tắc động mạch mạn tính, ê-kíp tiến hành đặt stent tái thông mạch máu bị tắc. Sau can thiệp, tình trạng ổn định, mạch 106 lần/phút, huyết áp 138/69 mmHg. 

Bác sĩ Khoa quyết định giảm liều thuốc vận mạch và chuyển bệnh nhân về khoa Hồi sức tích cực (ICU) để theo dõi và điều trị. 

Sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân tiếp xúc tốt, không đau ngực, chức năng thận cải thiện, men gan giảm, không khó thở khi nằm, có thể gắng sức nhẹ, sinh hoạt vận động tại giường tốt.

Bác sĩ Khoa khuyến cáo người có triệu chứng đau ngực, có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường... nên đi khám và tầm soát bệnh động mạch vành định kỳ, nhằm kịp thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

HƯƠNG SƠN
TIN LIÊN QUAN

Khi trẻ không tập trung, cha mẹ nên làm gì?

Thanh Ngọc (ghi) |

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung - Đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) đưa ra một số lời khuyên dành cho cha mẹ khi trẻ không tập trung. 

Nguyên nhân gây mụn cóc lòng bàn chân

Thanh Thanh (ghi) |

Mụn cóc là sự dày lên tại chỗ của da. Người bệnh bị lây mụn cóc lòng bàn chân do tiếp xúc với vảy da bị nhiễm trùng.

Cấp cứu thành công bệnh nhân ngộ độc do ăn nhầm lá ngón

Hà Lê |

Bệnh nhân M, 49 tuổi, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vào đêm ngày 30.8 trong tình trạng nôn, tê lưỡi, đau đầu chóng mặt… sau khi ăn nhầm lá ngón.

Bác sĩ chỉ cách cấp cứu trẻ đuối nước tại chỗ

Hà Lê |

Tình trạng đuối nước năm nào cũng được cảnh báo nhưng số ca đuối nước vẫn tăng hằng năm.  Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã đưa ra những kiến thức cơ bản để phòng tránh và cấp cứu trẻ bị đuối nước.

Khi trẻ không tập trung, cha mẹ nên làm gì?

Thanh Ngọc (ghi) |

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung - Đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) đưa ra một số lời khuyên dành cho cha mẹ khi trẻ không tập trung. 

Nguyên nhân gây mụn cóc lòng bàn chân

Thanh Thanh (ghi) |

Mụn cóc là sự dày lên tại chỗ của da. Người bệnh bị lây mụn cóc lòng bàn chân do tiếp xúc với vảy da bị nhiễm trùng.

Cấp cứu thành công bệnh nhân ngộ độc do ăn nhầm lá ngón

Hà Lê |

Bệnh nhân M, 49 tuổi, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vào đêm ngày 30.8 trong tình trạng nôn, tê lưỡi, đau đầu chóng mặt… sau khi ăn nhầm lá ngón.

Bác sĩ chỉ cách cấp cứu trẻ đuối nước tại chỗ

Hà Lê |

Tình trạng đuối nước năm nào cũng được cảnh báo nhưng số ca đuối nước vẫn tăng hằng năm.  Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã đưa ra những kiến thức cơ bản để phòng tránh và cấp cứu trẻ bị đuối nước.