Giống như các lần nguyệt thực khác, nguyệt thực nửa tối xảy ra bất cứ khi nào trái đất đi qua giữa mặt trăng và mặt trời, sao cho nó che khuất ánh sáng của mặt trời và đổ bóng lên bề mặt mặt trăng.
Đây là một trường hợp hiếm hoi khi toàn bộ khuôn mặt của mặt trăng sẽ đi qua trong vùng nửa tối của trái đất và việc giảm độ sáng của mặt trăng sẽ dễ nhận thấy hơn bình thường.
Nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu lúc 22h15 ngày 5.5 (giờ Hà Nội) và có thể quan sát từ bất cứ nơi nào mà mặt trăng ở phía trên đường chân trời, bao gồm châu Nam Cực, châu Á, Nga, Châu Đại Dương, Đông và Trung Phi.

Theo định vị tại TP Hồ Chí Minh, nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu lúc 22h14 ngày 5.5, đạt cực đại lúc 0h22 ngày 6.5 và kết thúc sau đó hơn 2 tiếng - lúc 2h32.
Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam sẽ nằm trong khu vực quan sát nguyệt thực trọn vẹn, do thời điểm bắt đầu và kết thúc đều là ban đêm. Mọi người có thể sử dụng ống nhòm, kính thiên văn hay quan sát bằng mắt thường nguyệt thực nếu trời quang.
Nguyệt thực thường xảy ra vài năm một lần nhưng không phải bất cứ khu vực nào trên Trái đất cũng có thể nhìn thấy. Có 3 loại nguyệt thực gồm nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần và nguyệt thực nửa tối.
Sau nguyệt thực nửa tối này, các nhà khoa học còn đưa ra dự báo về thời gian của một số hiện tượng thiên văn kỳ thú khác. Cụ thể, dự kiến nhật thực hình khuyên sẽ diễn ra vào ngày 14.10 và 2 tuần sau đó, hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ diễn ra.