Quyền được lên tiếng của trẻ em

QUANG MINH |

Trẻ em luôn cần được bao bọc và bảo vệ, tuy nhiên, nhiều phụ huynh đã quên rằng trẻ em có một quyền rất quan trọng, đó là quyền được lên tiếng. 

Theo Báo cáo Tiếng nói của trẻ em Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam (SCI) thực hiện cho thấy, nhiều trẻ em có mong muốn được người lớn như cha mẹ, thầy cô lắng nghe, quan tâm đến ý kiến hoặc cho trẻ được tham gia lập kế hoạch, ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân trẻ.

Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD, chuyên gia về trẻ em cho rằng, khi nói đến quyền trẻ em, thường đề cập tới 4 nhóm quyền: quyền sống còn, quyền phát triển, quyền được bảo vệ và quyền tham gia.

Trẻ em luôn luôn cần được bao bọc và bảo vệ, tuy nhiên vì vậy mà nhiều phụ huynh đã quên rằng trẻ em có một quyền rất quan trọng, đó là quyền được lên tiếng. 

“Tôi nghĩ rằng nhiều người lớn quên mất câu nói “Con nghĩ như thế nào?”. Khi trẻ còn nhỏ, người lớn quyết định thay cho mọi việc của trẻ nhỏ nhưng lại mong rằng khi trẻ lớn lên sẽ luôn có những tư duy độc lập, có chính kiến, có lẽ đây là một suy nghĩ không phù hợp bởi chính chúng ta đã khiến cho trẻ trở nên phụ thuộc, thụ động trong suy nghĩ và hành động từ khi còn nhỏ. Khi người lớn cho các em quyền được quyết định cũng là lúc giáo dục các em trở thành những công dân văn minh” - bà Nguyễn Phương Linh nói.

Nói về vấn đề này, PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái, Khoa Tâm lý, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng, nhiều nghiên cứu cho thấy, việc trẻ em được quyền tham gia, lắng nghe quan điểm, chia sẻ ý kiến có thể giúp trẻ nâng cao lòng tự trọng, khả năng nhận thức, kỹ năng xã hội và sự tôn trọng của trẻ đối với người khác.

Bà Thái cho rằng, việc trẻ được tham gia vào các quyết định liên quan đến bản thân, được lắng nghe và chia sẻ ý kiến khiến trẻ cảm nhận bản thân có giá trị, trẻ cảm thấy rằng những suy nghĩ của mình được coi trọng, mình được chấp nhận và thấu hiểu, điều này góp phần định hình giá trị bản thân, giúp trẻ xây dựng hình ảnh tích cực về chính mình, thông qua đó lòng tự trọng của trẻ được nâng cao. 

Bên cạnh đó, việc được tham gia, được lắng nghe còn góp phần làm tăng tính độc lập, tự tin ở trẻ. Về lâu dài, niềm tin vào bản thân có thể tác động tới khả năng các em xây dựng niềm tin vào những người xung quanh.

Lợi ích của niềm tin đó không chỉ có ý nghĩa tại thời điểm trẻ được tham gia, mà nó còn đi theo sự trưởng thành của trẻ và góp phần vào các quyết định cá nhân trong cuộc sống đến việc xây dựng các mối liên hệ an toàn (tình bạn, tình yêu) ở tuổi trưởng thành.

QUANG MINH
TIN LIÊN QUAN

Tiếp nhận hơn 11 tỉ đồng hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

QUANG MINH |

Trẻ em là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, đặc biệt là trẻ em nhiễm COVID-19, mồ côi do cha mẹ tử vong vì dịch bệnh.

Giao mùa và cảnh báo về gia tăng bệnh lý ở trẻ em

Hà Lê |

Vào thời điểm giao mùa, sự thay đổi thất thường lúc nắng, lúc mưa là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển.

Phòng ngừa, ứng phó bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

QUANG MINH |

Dự án xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em giá tại Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bạo lực, đặc biệt là bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Tiếp nhận hơn 11 tỉ đồng hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

QUANG MINH |

Trẻ em là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, đặc biệt là trẻ em nhiễm COVID-19, mồ côi do cha mẹ tử vong vì dịch bệnh.

Giao mùa và cảnh báo về gia tăng bệnh lý ở trẻ em

Hà Lê |

Vào thời điểm giao mùa, sự thay đổi thất thường lúc nắng, lúc mưa là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển.

Phòng ngừa, ứng phó bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

QUANG MINH |

Dự án xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em giá tại Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bạo lực, đặc biệt là bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái.