Người lao động được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp về quê không?

Phương Minh |

Người lao động đã hưởng ít nhất 1 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

1. Người lao động đã hưởng ít nhất 1 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, người lao động đang lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp được 1 tháng và muốn về quê để tiếp tục nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì sẽ phải làm hồ sơ xin chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong trường hợp không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa, người lao động phải làm gì?

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được bổ sung bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

7a. Trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.

7b. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động trong thời gian chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Như vậy, trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.

Phương Minh
TIN LIÊN QUAN

Ai được coi là người lao động cao tuổi?

Phương Minh |

Nếu người lao động đã đủ độ tuổi nghỉ hưu mà vẫn tiếp tục làm việc thì được xem là người lao động cao tuổi.

Quy định về địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng của người lao động

Phương Minh |

Mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc khác tỉnh với trụ sở chính được xác định như thế nào?

Phổ biến chính sách về lao động nữ cho 115 đoàn viên người lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 27.10, LĐLĐ TP Long Khánh cho biết đã phối hợp tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề cho hơn 115 đoàn viên, người lao động làm việc tại công ty TNHH Kowide Outdoors trên địa bàn.

Ai được coi là người lao động cao tuổi?

Phương Minh |

Nếu người lao động đã đủ độ tuổi nghỉ hưu mà vẫn tiếp tục làm việc thì được xem là người lao động cao tuổi.

Quy định về địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng của người lao động

Phương Minh |

Mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc khác tỉnh với trụ sở chính được xác định như thế nào?

Phổ biến chính sách về lao động nữ cho 115 đoàn viên người lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 27.10, LĐLĐ TP Long Khánh cho biết đã phối hợp tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề cho hơn 115 đoàn viên, người lao động làm việc tại công ty TNHH Kowide Outdoors trên địa bàn.