Suy giảm 81% khả năng lao động vẫn chưa được hưởng lương hưu

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, đóng BHXH tự nguyện, cách làm lại sổ BHXH bị mất. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ cơ quan BHXH TPHCM.

Các điều kiện để hưởng lương hưu

Bạn đọc có email trankimthoaxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi năm nay 50 tuổi đã đóng BHXH được 19 năm bắt buộc và 1 năm tự nguyện. Tôi đã giám định suy giảm 81% sức khoẻ lao động. Sau khi làm hồ sơ, cơ quan BHXH thông báo tôi chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có cách nào để đóng nốt 1 năm còn thiếu để được hưởng lương hưu không?

Cơ quan BHXH TPHCM trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu, nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Mức tham gia do NLĐ lựa chọn thấp nhất bằng chuẩn nghèo nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở và chọn một trong các phương thức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đóng hằng tháng; đóng 3 tháng một lần; đóng 6 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần và đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần. Mặc dù bạn đã đóng 20 năm BHXH nhưng mới có 50 tuổi, nên phải chờ đến khi đủ tuổi mới được hưởng lương hưu.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 55 Luật BHXH, NLĐ nghỉ hưu trước tuổi vẫn được hưởng lương hưu nếu đã có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc và đáp ứng một trong 3 điều kiện: 1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời nếu nghỉ hưu vào năm 2018 thì nam phải đủ 53 tuổi, nữ đủ 48 tuổi; nếu nghỉ hưu vào năm 2019 thì nam phải đủ 54 tuổi, nữ đủ 49 tuổi; nếu nghỉ hưu vào năm 2020 thì nam phải đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi. 2. Trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi. 3. Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo quy định này, dù bạn đã đủ 50 tuổi, suy giảm khả năng lao động 81% nhưng mới có 19 năm đóng BHXH bắt buộc, do đó không đủ điều kiện hưởng lương nghỉ hưu trước tuổi theo quy định.

Đang hưởng trợ cấp người tàn tật, vẫn được đóng BHXH tự nguyện

Bạn đọc có email hagialyvtuxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi có người em đầu óc rất minh mẫn nhưng tay chân bị tật, không làm được việc gì nặng. Năm 2010 tôi có đưa em vào làm bảo vệ cho Cty và đóng BHXH. Sau 5 năm thì em ấy nghỉ việc do sức khỏe kém, tôi vẫn đóng BHXH cho em. Năm 2017 em tôi đươc hưởng trợ cấp người tàn tật. Tôi muốn đóng tiếp BHXH tự nguyện cho em ấy, nhưng BHXH tra cứu và bảo là chỉ được hưởng một chế độ, nên phải ngưng đóng BHXH. Sau 1 năm ngưng đóng BHXH em tôi có được nhận BHXH không, có ảnh hưởng gì đến trợ cấp người tàn tật không? Tôi muốn đóng tiếp BHXH tự nguyện cho em được không?

Cơ quan BHXH TPHCM trả lời: Theo quy định hiện hành, em của bạn đã đóng BHXH 5 năm thì sau một năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH và có yêu cầu sẽ được nhận BHXH một lần. Việc em bạn đã nghỉ việc nhưng bạn vẫn đóng BHXH là trái quy định pháp luật, trong khi lẽ ra công ty của bạn phải nộp hồ sơ báo giảm thu BHXH, BHTN. Việc hưởng trợ cấp BHXH một lần hay báo giảm quá trình BHXH không ảnh hưởng đến chế độ trợ cấp cho người tàn tật. 2. Căn cứ khoản 4, điều 2, Luật BHXH 2014 thì đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều này. Như vậy, trường hợp em bạn đang hưởng trợ cấp cho người tàn tật thì vẫn có thể đóng BHXH tự nguyện. Để xác định rõ đối tượng đóng, thời gian và mức đóng, bạn liên hệ đại lý thu bưu điện gần nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.

Ai phải tra cứu quá trình đã đóng BHXH?

Bạn đọc có email mtuyetxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi làm mất sổ BHXH. Tôi muốn xin cấp lại sổ thì cơ quan BHXH phải tra cứu về các công ty nơi tôi đã đóng hay tôi phải đến các công ty đã tham gia BHXH để xác nhận?

Cơ quan BHXH TPHCM trả lời: Trường hợp bạn làm mất sổ BHXH thì lập hồ sơ đề nghị cấp lại theo phiếu giao nhận hồ sơ 607 nộp cho cơ quan BHXH nơi đang tham gia để được giải quyết. Bạn có thể tham khảo thủ tục hồ sơ trên trang web của BHXH TPHCM tại địa chỉ: http://vanban.bhxhtphcm.gov.vn.

Cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH, đối chiếu với dữ liệu BHXH hiện đang quản lý để cấp lại tờ bìa và tờ rời sổ có quá trình đóng BHXH, BHTN (kể cả quá trình đóng trước đó ở nơi khác) chưa hưởng chế độ BHXH, BHTN đã được xác nhận trước đó. Người lao động không cần phải liên hệ với các cơ quan BHXH đã tham gia trước đó để xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN. Ngoài ra, người lao động có thể dùng mã số BHXH ghi trên thẻ BHYT hoặc sổ BHXH để chủ động tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT, quá trình đóng BHXH, BHTN trên cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu tiện lợi và nhanh chóng.

NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Tưởng là vợ hóa ra là người dưng

TS-LS NGUYỄN THỊ THUÝ HƯỜNG |

Ông B chung sống với bà N từ năm 1993, có làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn và có hai con, một gái 23 tuổi, một trai 20 tuổi. Hai bên gia đình và lối xóm đều xem ông B và bà N là vợ chồng. Ông B kinh doanh tự do, còn bà N ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình. Nhà cửa, tài sản được tạo lập ra đều mang tên ông B.

Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về phụ cấp thâm niên của nhà giáo, các chế độ liên quan đến thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM và Văn phòng TVPL của báo.

Kiện công ty truy đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về tai nạn lao động và chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Người mang thai hộ được hưởng quyền lợi gì?

TS-LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Anh A và chị T cưới nhau đã 10 năm nhưng vẫn chưa có con chung dù hai người đã chạy chữa rất nhiều nơi, tốn rất nhiều tiền bạc, công sức. Ai chỉ bảo sao anh chị cũng cố gắng làm theo với hy vọng là chị T có thể mang thai và sinh con. Dù đã cố gắng hết sức nhưng chị T vẫn không thể tự mình mang thai được.

Tưởng là vợ hóa ra là người dưng

TS-LS NGUYỄN THỊ THUÝ HƯỜNG |

Ông B chung sống với bà N từ năm 1993, có làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn và có hai con, một gái 23 tuổi, một trai 20 tuổi. Hai bên gia đình và lối xóm đều xem ông B và bà N là vợ chồng. Ông B kinh doanh tự do, còn bà N ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình. Nhà cửa, tài sản được tạo lập ra đều mang tên ông B.

Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về phụ cấp thâm niên của nhà giáo, các chế độ liên quan đến thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM và Văn phòng TVPL của báo.

Kiện công ty truy đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về tai nạn lao động và chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Người mang thai hộ được hưởng quyền lợi gì?

TS-LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Anh A và chị T cưới nhau đã 10 năm nhưng vẫn chưa có con chung dù hai người đã chạy chữa rất nhiều nơi, tốn rất nhiều tiền bạc, công sức. Ai chỉ bảo sao anh chị cũng cố gắng làm theo với hy vọng là chị T có thể mang thai và sinh con. Dù đã cố gắng hết sức nhưng chị T vẫn không thể tự mình mang thai được.