Kiện công ty truy đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về tai nạn lao động và chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Cần công an phường xác nhận tai nạn giao thông

Bạn đọc có email vietgiangxxx@gmail.com hỏi: Chồng tôi trên đường đi làm về từ công ty thì bị người khác tông vào xe làm chồng tôi bị ngã và bị gãy xương mâm chày bên phải khoảng 20cm. Sau đó chồng tôi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, điều trị mổ nẹp vít bên trong. Chồng tôi có gọi về công ty hỏi về việc hưởng chế độ tai nạn lao động (TNLĐ) thì được yêu cầu phải có biên bản hiện trường có công an xác nhận và giấy giám định suy giảm khả năng lao động. Chồng tôi phải làm gì để được hưởng chế độ TNLĐ? Khi nào thì đi giám định được?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp NLĐ bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi đến nơi làm việc hoặc đi làm về trong thời gian hợp lý thì được coi là TNLĐ. Khoản 5, điều 35 Luật An toàn – Vệ sinh lao động quy định: Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây: a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; b) Biên bản điều tra TNLĐ; c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của NLĐ hoặc thân nhân của NLĐ. Do đo, chồng bạn cần liên hệ công an phường nơi xảy ra tai nạn xin xác nhận có vụ tai nạn xảy ra để làm hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ.

Điều 38 Luật An toàn – Vệ sinh lao động quy định: NSDLĐ có trách nhiệm đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN như sau: 1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ bị TNLĐ và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ bị TNLĐ hoặc BNN; 2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ hoặc BNN như sau: a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT; b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do NSDLĐ giới thiệu NLĐ đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với NLĐ không tham gia BHYT; 3. Trả đủ tiền lương cho NLĐ bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; 4. Bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho NLĐ bị BNN với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do tai nạn lao động, BNN; 5. Trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng; 6. Giới thiệu để NLĐ bị TNLĐ, BNN được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật… Như vậy, công ty của chồng bạn có trách nhiệm giới thiệu chồng bạn đi giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.

Phải truy đóng BHXH

Bạn đọc có email tranvananhatinhxxx@gmail.com hỏi: Tôi làm việc cho một công ty chăn nuôi đã được hơn 2 năm và hiện đang có bầu 5 tháng, dự kiến sinh là 14.1.2019. Công ty tôi bắt đầu đóng BHXH từ 1.6.2018, nhưng ngày 10.9.2018 mới nộp lên BHXH. Bên BHXH nói rằng tôi sẽ không được hưởng chế độ thai sản do công ty nộp chậm hồ sơ. Tôi có quyền kiện công ty không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 1, điều 2 Luật BHXH 2014 quy định: NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (áp dụng từ 1.1.2018).

Do đó, nếu tại thời điểm bạn bắt đầu đi làm và có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên mà công ty không tham gia BHXH cho bạn là làm trái pháp luật. Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định để đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì phải tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, hoặc đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Chúng tôi chưa rõ thông tin bạn cung cấp “Công ty tôi bắt đầu đóng BHXH từ 1.6.2018, nhưng ngày 10.9.2018 mới nộp lên BHXH” là sao, nhưng nếu công ty bạn chỉ mới tham gia BHXH cho bạn bắt đầu từ tháng 9.2018, mà đến tháng 1.2019 bạn sinh con thì mới đóng BHXH được 5 tháng, như vậy chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Bạn cần khiếu nại, thậm chí khởi kiện công ty yêu cầu truy đóng BHXH cho bạn kể từ thời điểm bạn đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc để bạn được hưởng chế độ thai sản.

NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Người mang thai hộ được hưởng quyền lợi gì?

TS-LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Anh A và chị T cưới nhau đã 10 năm nhưng vẫn chưa có con chung dù hai người đã chạy chữa rất nhiều nơi, tốn rất nhiều tiền bạc, công sức. Ai chỉ bảo sao anh chị cũng cố gắng làm theo với hy vọng là chị T có thể mang thai và sinh con. Dù đã cố gắng hết sức nhưng chị T vẫn không thể tự mình mang thai được.

Khổ vì không biết luật

ĐỨC LONG |

Trong quan hệ lao động, có không ít trường hợp, cả người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ), đã hành xử một cách “hồn nhiên”, không quan tâm đến quy định của pháp luật, dẫn đến bị thiệt thòi quyền lợi. Đặc biệt, khi tranh chấp xảy ra, ngoài những xung đột về quan hệ, thì một trong hai bên còn phải tổn thất khá lớn về vật chất.

Quân nhân phục viên được hưởng BHYT thế nào?

NAM DƯƠNG |

Trong tuần qua, Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi của bạn đọc liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ BHXH, BHYT. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM.

Trắng tay khi tình cạn, nghĩa hết

ĐỨC LONG |

Khi tình nghĩa vợ chồng còn mặn nồng, ít ai dám nghĩ đến và thực hiện việc chia tài sản chung. Nhưng đến khi tình cạn, nghĩa hết, mọi thứ được lật ngược trở lại, vấn đề tài sản cũng được đem ra mổ xẻ và không ít người, trong đó thường là phụ nữ, lại phải chịu cay đắng thêm một lần nữa khi gần như phải trắng tay. Câu chuyện mà người phụ nữ kể khi đến nhờ luật sư tư vấn cho chị ly hôn dưới đây là một ví dụ.

Người mang thai hộ được hưởng quyền lợi gì?

TS-LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Anh A và chị T cưới nhau đã 10 năm nhưng vẫn chưa có con chung dù hai người đã chạy chữa rất nhiều nơi, tốn rất nhiều tiền bạc, công sức. Ai chỉ bảo sao anh chị cũng cố gắng làm theo với hy vọng là chị T có thể mang thai và sinh con. Dù đã cố gắng hết sức nhưng chị T vẫn không thể tự mình mang thai được.

Khổ vì không biết luật

ĐỨC LONG |

Trong quan hệ lao động, có không ít trường hợp, cả người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ), đã hành xử một cách “hồn nhiên”, không quan tâm đến quy định của pháp luật, dẫn đến bị thiệt thòi quyền lợi. Đặc biệt, khi tranh chấp xảy ra, ngoài những xung đột về quan hệ, thì một trong hai bên còn phải tổn thất khá lớn về vật chất.

Quân nhân phục viên được hưởng BHYT thế nào?

NAM DƯƠNG |

Trong tuần qua, Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi của bạn đọc liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ BHXH, BHYT. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM.

Trắng tay khi tình cạn, nghĩa hết

ĐỨC LONG |

Khi tình nghĩa vợ chồng còn mặn nồng, ít ai dám nghĩ đến và thực hiện việc chia tài sản chung. Nhưng đến khi tình cạn, nghĩa hết, mọi thứ được lật ngược trở lại, vấn đề tài sản cũng được đem ra mổ xẻ và không ít người, trong đó thường là phụ nữ, lại phải chịu cay đắng thêm một lần nữa khi gần như phải trắng tay. Câu chuyện mà người phụ nữ kể khi đến nhờ luật sư tư vấn cho chị ly hôn dưới đây là một ví dụ.