Diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang lí giải cách học của người Nam Bộ ngày xưa

DI PY |

Với chủ đề Sự học của người Nam Bộ xưa, tại chương trình "Kính đa chiều" trên VTV9, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang tiết lộ, người dân Nam Bộ rất thích học hỏi.

Diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang cho rằng, có thể nói người Nam Bộ chủ yếu học qua những câu chuyện đời thay vì qua sách vở như người miền Bắc. “Trong quá trình khai khẩn, có những bậc thầy giỏi về nho, y, lý, số thì họ đứng ra có trách nhiệm với xã hội, chứ không chỉ riêng họ. Trong những ngày lễ tiết, người ta sẽ làm phong phú, đa dạng văn hóa”, ông Hồ Nhựt Quang nói.

Nam diễn giả lấy ví dụ người Nam Bộ dùng gỗ lim để khắc chữ và khi Tết đến Xuân về, dùng mực Tàu phết lên miếng gỗ đã được khắc chữ rồi in lên giấy hồng đơn để làm bài vị hương án ngoài trời.

Ngoài ra, để đón xuân, người Nam Bộ còn dùng gỗ lim in chữ để làm thành tấm liễn treo trên cây nêu ngày Tết. Dẫu có thể không thể hiểu nghĩa của chữ in trên gỗ lim nhưng thông qua những vật phẩm treo trên cây nêu cũng thể hiện mong muốn cầu một năm mới an hòa thịnh vượng của người dân nơi đây.

Diễn giả Hồ Nhựt Quang cho biết, trên cây nêu ngày Tết bắt buộc phải có trầu cau nhưng không phải cau màu xanh mà phải chọn trái cau tầm vung, cau màu vàng vì trong đông y, cau này được gọi là đại phúc bì. Do đó, treo trái cau vàng trên cây nêu mang hàm ý cầu mong đại phúc.

Cách học hỏi, tiếp thu kiến thức của người Nam Bộ trong lễ tiết là vậy, còn trong lễ đời người, họ cũng gửi gắm ước muốn tương tự. Chẳng hạn trong lễ đầy tháng hoặc thôi nôi, dù cha mẹ không giỏi chữ nghĩa, vẫn mong muốn con cháu mai sau học hành giỏi giang. Vì thế, họ tìm những người ăn nói rành mạch, học cao hiểu rộng trong vùng để khấn cúng trong buổi lễ.

Ngoài ra, sự tiếp thu học hỏi của người Nam Bộ còn thông qua cách ứng xử, kết nối chòm xóm, cộng đồng. Diễn giả Hồ Nhựt Quang kể lại, vào khoảng 40 - 50 năm về trước, khi trời còn tối, khoảng 4h30 hay 5h sáng, người dân thường đốt đuốc lá dừa sang nhà hàng xóm hay nhà một học giả để nghe bàn chuyện.

Nếp sống của người Nam Bộ bắt đầu vào khoảng 4 giờ 30 hay 5 giờ sáng, sau khi thắp hương cúng ông bà thì bắt đầu pha ấm trà rồi giữ ấm trong vỏ dừa, bày biện để đón tiếp các cô bác đến ngồi xơi nước nói chuyện.

“Trong xã hội dù có phức tạp, hỗn độn thế nào đi chăng nữa vẫn có thể cân đối nhờ những chuyện vừa phóng khoáng, vừa hiếu khách, trọng tình, vui vẻ, kết nối và học tập trong đó, tạo nên những mảng màu Nam Bộ rất hay”, ông Hồ Nhựt Quang chia sẻ.

Cũng theo ông Hồ Nhựt Quang, người dân Nam Bộ còn học bằng cách truyền miệng, theo lối tư duy hóa, có nghĩa lồng ghép kiến thức, cách ứng xử qua ca dao, lời ru hay tranh truyện hoặc thú chơi tao nhã như học giả Vương Hồng Sển miêu tả "nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng".

DI PY
TIN LIÊN QUAN

Những câu thoại thấm thía trong phim "Lật mặt 7: Một điều ước" của Lý Hải

DI PY |

"Lật mặt 7" khiến người xem lắng đọng bởi một loạt câu thoại ý nghĩa, càng suy ngẫm càng rút ra nhiều thông điệp hay.

Những bộ phim về mối tình tay ba chinh phục khán giả suốt hàng thập kỷ

DI PY |

Trong rất nhiều tác phẩm lãng mạn, “tình tay ba” là một “gia vị” thú vị giúp chuyện phim thêm phần kịch tính, cũng như đem đến cho khán giả nhiều góc nhìn đa chiều hơn về tình yêu và tính cách của từng nhân vật. Hãy cùng nhìn lại những mối tình tay ba đã làm “chao đảo” màn ảnh rộng và được khán giả yêu thích dù hàng thập kỷ đã trôi qua.

Diễn giả Hồ Nhựt Quang giải thích ý nghĩa chiếc nón lá và khăn rằn

Vi Vi |

Sau khi giải thích nguồn gốc và ý nghĩa chiếc áo bà ba (trong tập 45), diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang tiếp tục cắt nghĩa hình ảnh khăn rằn và nón lá (trong tập 54) "Kính đa chiều".

Diễn giả Hồ Nhựt Quang giải thích về ý nghĩa tên gọi áo bà ba

Vi Vi |

Diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang có những giải đáp xoay quanh các thắc mắc liên quan đến nguồn gốc tên gọi chiếc áo bà ba trong chương trình "Kính đa chiều".

Những câu thoại thấm thía trong phim "Lật mặt 7: Một điều ước" của Lý Hải

DI PY |

"Lật mặt 7" khiến người xem lắng đọng bởi một loạt câu thoại ý nghĩa, càng suy ngẫm càng rút ra nhiều thông điệp hay.

Những bộ phim về mối tình tay ba chinh phục khán giả suốt hàng thập kỷ

DI PY |

Trong rất nhiều tác phẩm lãng mạn, “tình tay ba” là một “gia vị” thú vị giúp chuyện phim thêm phần kịch tính, cũng như đem đến cho khán giả nhiều góc nhìn đa chiều hơn về tình yêu và tính cách của từng nhân vật. Hãy cùng nhìn lại những mối tình tay ba đã làm “chao đảo” màn ảnh rộng và được khán giả yêu thích dù hàng thập kỷ đã trôi qua.

Diễn giả Hồ Nhựt Quang giải thích ý nghĩa chiếc nón lá và khăn rằn

Vi Vi |

Sau khi giải thích nguồn gốc và ý nghĩa chiếc áo bà ba (trong tập 45), diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang tiếp tục cắt nghĩa hình ảnh khăn rằn và nón lá (trong tập 54) "Kính đa chiều".

Diễn giả Hồ Nhựt Quang giải thích về ý nghĩa tên gọi áo bà ba

Vi Vi |

Diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang có những giải đáp xoay quanh các thắc mắc liên quan đến nguồn gốc tên gọi chiếc áo bà ba trong chương trình "Kính đa chiều".