Nguyên nhân có thể khiến ôtô bốc cháy trên đường, tài xế cần lưu ý

Nguyên Chân (T/H) |

Chiếc xe ôtô bất ngờ bốc cháy trên đường, nguyên nhân có thể là do chập điện (có thể do chuột cắn đứt dây), sử dụng nhiên liệu bẩn, xe hết nước làm mát... Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều lý do khác mà tài xế cần lưu ý.

Không thường xuyên bảo dưỡng

Không thường xuyên bảo dưỡng hoặc liên tục trì hoãn việc đưa chiếc xe của bạn đến một cửa hàng sửa chữa để kiểm tra định kỳ có thể khiến hệ thống dây điện bị lỗi, vòng đệm bị rò rỉ và các bộ phận khác bị hỏng làm cho ôtô bị giảm tuổi thọ hoặc dễ gặp phải các trường hợp gây cháy. Hệ thống dây điện khi bị hỏng có thể phát ra tia lửa, và có thể tạo đám cháy nếu tiếp xúc với vật dễ cháy.

Bên cạnh đó, ở động cơ đốt trong trên ôtô có một miếng đệm đầu cung cấp vòng đệm giữa khối động cơ và đầu xi-lanh để làm kín khí cháy bên trong xi-lanh và tránh rò rỉ nước làm mát hoặc dầu động cơ vào xi-lanh. Vì vậy, nếu không được thường xuyên kiểm tra, rò rỉ ở chi tiết này có thể khiến động cơ hoạt động kém và quá nhiệt, gây ra hỏa hoạn.

Lỗi thiết kế

Một lỗ hổng thiết kế trên một chiếc ôtô sẽ không thể khiến nó bốc cháy nhưng có thể tạo ra một điều kiện dẫn đến hỏa hoạn. Hầu hết nhà sản xuất xe hơi đều phát hiện ra những vấn đề này khi họ thử nghiệm sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp các thương hiệu nổi tiếng phải triệu hồi ôtô để sửa chữa bởi nguy cơ cháy nổ.

Động cơ quá nhiệt

Động cơ bị quá nhiệt sẽ không thể khiến chiếc xe bốc cháy ngay lập tức, song điều này sẽ làm cho thể tích các chất lỏng như chất làm mát và dầu tăng nhanh và dần dần tràn hoặc rò rỉ ra khỏi khu vực chứa đựng.

Khi những dung dịch này tiếp xúc với các bộ phận cũng đang có nhiệt độ cao khác trên xe hơi, chúng có thể dễ dàng bắt cháy và lan nhanh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng động cơ quá nhiệt là do bộ tản nhiệt hoạt động không bình thường hoặc miếng đệm hoặc vòng đệm bị rò rỉ.

Khi xảy ra va chạm ôtô

Tại thời điểm xảy ra va chạm, nhiên liệu có thể bị rò rỉ, khiến tăng nguy cơ cháy nổ. Theo đó, rò rỉ nhiên liệu là nguyên nhân phổ biến nhất trong các vụ hỏa hoạn ôtô. Các chất lỏng khác nhau trong xe hơi đều có tính chất ăn mòn và dễ cháy.

Trong số các chất lỏng, xăng là thứ nguy hiểm nhất, vì nó có thể dễ dàng bắt lửa từ tia lửa. Vì vậy, xăng tiếp xúc với các bề mặt kim loại nóng khác trên xe hơi có thể gây cháy và lan với tốc độ cao.

Do đó, người điều khiển xe cần phòng tránh bằng cách bảo dưỡng xe đúng theo định kỳ. Đặc biệt, nếu ngửi thấy mùi xăng xung quanh hoặc trong ôtô, cần tắt động cơ ngay lập tức khi đang di chuyển, tìm ra chỗ rò rỉ kịp thời và khắc phục nó.

Nguyên Chân (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Lái xe mùa mưa bão, chú ý điều gì?

Nguyên Chân (T/H) |

Việc lái xe trong những ngày mưa bão đòi hỏi tài xế phải rất tập trung. Dưới đây là một số kinh nghiệm lái xe an toàn trong điều kiện thời tiết mưa bão.

Chuyến xe nhân ái: Xót xa người đàn ông U70 vẫn oằn mình nuôi con bệnh tật

An Nhiên |

Ở độ tuổi đáng ra đã được nghỉ ngơi, hai người đàn ông U70 tại Bạc Liêu và Sóc Trăng vẫn là trụ cột chính của gia đình, vừa nuôi con bị bệnh lại phải bươn chải kiếm tiền lo cho cháu ăn học khiến khán giả Chuyến xe nhân ái xót xa.

Cách nhận biết xe ôtô bị thủy kích

Nguyên Chân (t/h) |

Quan sát toàn bộ ốc, bu lông bắt máy; Kiểm tra gioăng đầu bò và nắp máy; Kiểm tra nội thất của xe;... là những việc cần làm để kiểm tra một chiếc xe bị thủy kích.

Bộ phận động cơ bạn cần kiểm tra định kỳ trên xe ôtô

Nguyên Chân (T/H) |

Để xe ôtô luôn hoạt động bình thường, việc chăm sóc, bảo dưỡng cần luôn được chú trọng. Trong đó có một số bộ phận động cơ bạn cần thường xuyên kiểm tra.

Lái xe mùa mưa bão, chú ý điều gì?

Nguyên Chân (T/H) |

Việc lái xe trong những ngày mưa bão đòi hỏi tài xế phải rất tập trung. Dưới đây là một số kinh nghiệm lái xe an toàn trong điều kiện thời tiết mưa bão.

Chuyến xe nhân ái: Xót xa người đàn ông U70 vẫn oằn mình nuôi con bệnh tật

An Nhiên |

Ở độ tuổi đáng ra đã được nghỉ ngơi, hai người đàn ông U70 tại Bạc Liêu và Sóc Trăng vẫn là trụ cột chính của gia đình, vừa nuôi con bị bệnh lại phải bươn chải kiếm tiền lo cho cháu ăn học khiến khán giả Chuyến xe nhân ái xót xa.

Cách nhận biết xe ôtô bị thủy kích

Nguyên Chân (t/h) |

Quan sát toàn bộ ốc, bu lông bắt máy; Kiểm tra gioăng đầu bò và nắp máy; Kiểm tra nội thất của xe;... là những việc cần làm để kiểm tra một chiếc xe bị thủy kích.

Bộ phận động cơ bạn cần kiểm tra định kỳ trên xe ôtô

Nguyên Chân (T/H) |

Để xe ôtô luôn hoạt động bình thường, việc chăm sóc, bảo dưỡng cần luôn được chú trọng. Trong đó có một số bộ phận động cơ bạn cần thường xuyên kiểm tra.